• This is slide 1 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 2 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 3 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 4 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 5 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Linux nang cap

Hướng dẫn Nâng cấp phiên bản Ubuntu lên bản mới nhất


Đầu tiên bạn mở Software & Updates lên, chọn như hình bên dưới
Bạn mở Terminal (Ctrl + Alt + T) và copy and paste lệnh sau:
1
sudo apt-get update; sudo apt-get dist-upgrade
Để chạy những bản vá lỗi. Sau khi hoàn thành chạy tiếp dòng lệnh sau
1
sudo update-manager -d

Hướng dẫn cài đặt bộ gõ tiếng việt iBus cho Ubuntu

Hướng dẫn cài đặt bộ gõ tiếng việt iBus cho Ubuntu


1. Thêm PPA của Ubuntu VN

Mở Terminal (Ctrl + Alt + T) lên. Copy và thực dòng lệnh như bên dưới:
1
sudo add-apt-repository ppa:ubuntu-vn/ppa
Tiếp theo update những thông tin của PPA.
1
sudo apt-get update

2. Cài đặt ibus-unikey


Thực hiện tiếp dòng lệnh tiếp theo
1
sudo apt-get install ibus-unikey
Đợi qúa trình cài đặt thành công

3. Khởi động ibus-unikey

Thực hiện tiếp dòng lệnh ở dưới để khởi động lại ibus
1
ibus restart

Tiếp theo vào tìm ứng dụng Text Entry
Chọn mở Text Entry lên.
Nhấp vào dấu + ở góc trái dưới.
Thế là thành công. Giờ nhìn lên góc phải màn hình sẽ thấy icon EN. Click vào đó chọn sang V

Chú ý
- Có một số trường hợp ghi "Can't connect to iBus" Cái này là do phiên bản hệ điều hành sử dụng kiểu nhập khác. Thường là những phiên bản của Trung Quốc build.
Bây giờ mình thực hiện như sau: Vào System Settings >> Language Support
Chỗ "Keyboard input method System" chọn IBus
Sau đó thực hiện dòng lệnh
1
ibus-setup
Thế là được rồi. Chúc bạn thành công!

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Loi Grub rescue

Originally Posted by _theking_ View Post
Thêm 1 cách nữa cho ai cần. Nếu có USB Ubuntu Live thì boot vào Ubuntu rồi gõ vào terminal:
Quote:
sudo apt-get install lilo
sudo lilo -M /dev/sda mbr


 Bạn vào MiniXP, dùng BootICE :
- nếu XP : nạp MBR là NT5x, PBR là NTLDR
- nếu Windows 7 : nạp MBR là NT6x, PBR là BOOTMGR

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Cài Docky cho Ubuntu

How to install

Installation is very easy, simply follow the wiki, depending on your distribution: Wiki: installation 
E.g. for Ubuntu users, you can simply copy/paste these 3 lines into a terminal:
sudo add-apt-repository ppa:cairo-dock-team/ppa
sudo apt-get update
Then if Cairo-Dock is already installed:
sudo apt-get dist-upgrade
else:
sudo apt-get install cairo-dock cairo-dock-plug-ins

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Cài đặt driver cho card wifi Broadcom trên Ubuntu

Cài đặt driver cho card wifi Broadcom trên Ubuntu.

6 comments

Vấn đề kết nối wifi trên Ubuntu/Linux là một trong những vấn đề thường gặp với người mới sử dụng. Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Linux nói chung và Ubuntu nói riêng có rất nhiều ưu điểm, mã nguồn mở, đội ngũ phát triển cực lớn đến từ khắp nới trên thế giới, khả năng hoạt động mượt mà trên những máy tính có cấu hình rất cũ (hiện nay với những máy tính có tuổi đời gần 10 năm vẫn có thể chạy được ổn định với Linux, điều này rất khó khăn đối với hệ điều hành Windows.)



Nhưng không hẳn là Linux không có điểm yếu. Một điểm yếu rõ ràng nhất là khả năng tương thích với phần cứng. Linux có thể tương thích hoàn toàn với các phần cứng đến từ Intel, tuy nhiên với các phần cứng khác là không như thế. Điển hình là card wifi của Broadcom, việc cài đặt driver wifi này rất qua trọng với đa số người sử dụng laptop, vì họ thường xuyên sử dụng kết nối wifi thay cho kết nối có dây truyền thống. Tuy nhiên, điểm yếu này không phải do bản thân Linux mà do chính những nhà sản xuất phần cứng không tập trung phát triển các trình điều khiển chạy trên nền Linux.

Có nhiều cách để cài đặt driver cho card wifi. Hướng dẫn này không đi sâu vào những cách phức tạp nên có thể không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp.

Với những người đó sẵn đường truyền Internet ADSL.

- Cắm dây mạng sau đó mở Terminal rồi tiến hành update với các lệnh:
sudo apt-get update
sudo apt-get upgrade
- Sau khi đã cài đặt xong, mở Additional Driver, thường thì sau khi update và upgrade, trong Additional Driver sẽ hiển thị driver cho card wifi của bạn.



- Click chọn vào trước Using Broadcom 802.11 Linux STA và nhấn Apply Changes sau đó chờ một lát cho driver được cài đặt.

Với những người không có sẵn đường truyền Internet ADSL.

- C1: Tìm kiếm một nơi có sẵn đường truyền ADSL và thực hiện như phía trên. (Haha).
- C2: Trường hợp này được thử trên Ubuntu 14.04 và các card wifi Broadcom có chip ID là BCM4306 (rev 03), BCM4309, BCM4311, BCM4312, BCM4318, BCM4322, BCM4331, BCM43224 and BCM43225. Các bạn có thể kiểm tra chip ID của mình bằng cách gõ lệnh sau vào Terminal:
lspci -vvnn | grep 14e4
Thu được kết quả tương tự như sau:
03:00.0 Network controller [0280]: Broadcom Corporation BCM4322 802.11a/b/g/n Wireless LAN Controller [14e4:432b] (rev 01)
Trong đó BCM4322 là chip ID. Nếu các bạn có chip ID là một trong những chip ID được liệt kê phía trên thì hãy làm như sau:

- Mở file iso cài đặt của Ubuntu 14.04 hoặc USB/CD cài Ubuntu. Tìm file "dkms_2.2.0.3-1.1ubuntu5_all.deb" trong đường dẫn "pool/main/d/dkms" và file "bcmwl-kernel-source_6.30.223.141+bdcom-0ubuntu2_amd64.deb" trong "pool/restricted/b/bcmwl".



- Cài đặt file dkms_2.2.0.3-1.1ubuntu5_all.deb trước bằng cách double click, cửa sổ của Ubuntu Software Center được mở lên, nhấn Install và chờ quá trình cài đặt kết thúc.
- Cài đặt file bcmwl-kernel-source_6.30.223.141+bdcom-0ubuntu2_amd64.deb tương tự như trên, (trong lúc cài đặt nếu có sẵn kết nối wifi ở gần đó bạn sẽ thấy thông báo hiển thị).

Như vậy là card wifi đã có thể hoạt động bình thường. Nếu không giải quyết được vấn đề của bạn. Có thể tham khảo tại đây.
Hi vọng hướng dẫn trên có thể giúp bạn một chút gì đó trong hành trình tiếp cận với Ubuntu/Linux.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Lỗi thông báo khi khởi động


chả làm gì cả nó cũng ném cái lỗi đó vào mặt! {65} {100}
nào là tải lại file iso mới, rồi update các laọi kiểu nhưng chả ăn thua! chiều nay buồn buồn google thử cái được cách khá hay!
chỉ cần chạy lệnh
Mã:
sudo rm /var/crash/*

sau đó khởi động lại thì OK! {15}
theo như trang nguồn thì lỗi này do các thông báo lỗi cũ vẫn còn nên bị báo đi báo lại nhiều lần! chỉ cần remove cái data về lỗi đó đi là OK!
đã test hiện tại chưa thấy báo lỗi gì nữa!
chúc anh em vui vẻ! {18} {18}
Link nguồn cho anh em cần thêm thông tin: http://askubuntu.com/questions/43103/sy ... ted-dialog

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

7 bước đơn giản giúp Ubuntu của bạn hoàn hảo hơn

Hẳn sẽ có rất nhiều bạn quan tâm rằng phải làm sao để hệ điều hành Ubuntu mà mình đang sử dụng trở nên đẹp, tiện lợi hơn hẳn. Một vài thủ thuật nhỏ sau đây sẽ giúp bạn làm được điều này.

1. Cài đặt BitDefender Antivirus

Linux là môi trường luôn an toàn hơn Windows, nhưng để đảm bảo cho các dữ liệu và hệ thống được ổn định, bạn nên cài thêm vào một trình Antivirus để khả năng “miễn nhiễm” của Ubuntu đạt đến tối đa.

Phần mềm: BitDefender

Tác giả: BitDefender
Phiên bản: 2011. Giấy phép: Miễn phí, Thương mại
HĐH: Windows 2000/XP/Vista/7, OS X, Linux/Unix
Trang chủ: www.bitdefender.com
Thông tin cập nhật lần cuối ngày 13/12/2010 17:47
Sau khi tải về bạn chạy file deb và làm theo hướng dẫn để hoàn thành cài đặt. So với Windows, phiên bản trên Linux của Ubuntu chạy nhanh và phát hiện vi rút nhanh và an toàn hơn.

2. Xóa các tập tin tạm không cần thiết

Nếu như trong Windows có tiện ích Windows Disk Cleanup Utility để xóa các file rác để gia tăng dung lượng và cải thiện hiệu suất hoạt động của ổ đĩa cứng, thì Ubuntu có BleachBit, tiện ích này sẽ giúp bạn xóa hoàn toàn mọi thứ “rác” từ file tạm của các phần mềm đến cache, cookie,… của các trình duyệt.
Bắt đầu cài đặt, bạn vào Applications –> Ubuntu Software Center, tìm kiếm và cài đặt BleachBit. Để đạt được hiệu suất làm việc tối đa, bạn nên chạy quyền Admin cho phần mềm bằng cách nhấn Alt + F2 sau đó gõ vào gksu bleachbit, cửa sổ hiện ra và bạn hãy chọn thứ cần dọn dẹp sau đó nhấn Delete.

3. Mã hóa và bảo vệ bằng mật khẩu thư mục

Gõ vào Cryptkeeper trong khung tìm kiếm trên cửa sổ Ubuntu Software Center, tải về và cài đặt, một biểu tượng hình chìa khóa sẽ xuất hiện trên Toolbar, nhấn chuột vào đó để sử dụng. Để mã hóa bất kì thư mục nào, bạn chọn New Encrypted Folder, đặt tên và trỏ đến thư mục cần bảo vệ, sau đó điền mật khẩu hai lần để xác nhận. Vậy là từ giờ, dữ liệu ở thư mục bảo vệ trở nên “bất khả xâm phạm” và “bất di bất dịch”.

4. Kho theme đồ sộ và tuyệt đẹp

Nếu hiệu ứng và giao diện của phiên bản 10.10 này chưa làm bạn mãn nhãn. Bạn có thể thêm hàng tá theme cực đẹp cho Ubuntu bằng cách sau. Vào Ubuntu Software Center, chọn Software Sour trong menu Edit, chọn thẻ Other Software trong cửa sổ mới hiện ra sau đó nhấn nút Add rồi điền dòng ppa:bisigi/ppa rồi nhấn Add Source.
Trở lại giao diện chính của Ubuntu Software Center, nhấn chọn PPA for Bisigi, một kho tàng themes đã hiện ra ở khung bên trái, công việc của bạn giờ chỉ là nhấn Install rồi cài đặt trong Appearance và tận hưởng cảm giác mới mẻ trên Ubuntu.

5. Cài đặt tường lửa

Để đảm bảo hàng rào phòng thủ được chắc chắn và an toàn, một Firewall thứ thiệt đã được Ubuntu lập trình sẵn chỉ chờ bạn kích hoạt. Trong cửa sổ Ubuntu Software Center, bạn gõ vào gufw trong ô Search sau đó nhấn Install trên phần mềm vừa tìm được.
Sau khi cài đặt thành công, bạn vào System –> Administration –> Firewall configuration kích hoạt và tùy chỉnh.

6. Sử dụng openDNS để lướt Web an toàn và nhanh chóng

openDNS cung cấp những giải pháp an toàn khi lướt web như ngăn chặn những nội dung độc hại, anti-phishing, và vào những website bị ISP chặn.
Đầu tiên bạn vào đây để đăng kí cho mình tài khoản và add máy tính của mình vào hệ thống. Bước này mặc dù không cần thiết, nhưng nó giúp bạn thay đổi danh sách các website cần chặn và thực hiện các tuỳ chỉnh hữu ích khác.
Sau đó vào menu System –> Preferences –> Network Connections, sau đó nhấn chọn Auth eth0 và nhấn Edit, chọn thẻ Ipv4 Settings, chọn Automatic (DHCP) addresses only, sau đó điền dòng 208.67.222.222, 208.67.220.220 vào khung DNS Severs rồi nhấn Apply

7. Chặn Website bằng tập tin hosts

Cũng giống như hệ điều hành Windows, tập tin hosts trên Ubuntu cũng để phân giải tên miền ngay trên máy tính bạn khi truy cập Internet. Để mở tập tin này, bạn nhấn tổ hợp phím Alt+F2 rồi gõ vào dòng gksu gedit /etc/hosts. Cửa sở biên tập file hiện ra, bạn thêm vào danh sách Website chặn theo cú pháp :
127.0.0.1 tên website 1 (thí dụ www.nguyhiem.com)
127.0.0.1 tên website 2
Sau đó lưu và đóng tập tin này lại rồi thư truy cập lại bằng trình duyệt. Mọi thao tác trên file này tương tự như trên Windows.
Nếu bạn chưa cài đặt Ubuntu, hãy làm bước đầu tiên:

Phần mềm: Ubuntu

Tác giả: Canonical
Phiên bản: 14.10. Giấy phép: Tự do, Miễn phí
HĐH: Windows 2000/XP/Vista/7, Linux/Unix
Trang chủ: www.ubuntu.com
Thông tin cập nhật lần cuối ngày 27/10/2014 22:15

Cài đặt Fonts chữ cho Ubuntu


Cài đặt Fonts chữ cho Ubuntu

Để cài thêm font chữ cho Ubuntu (Unicode, TCVN, VNI....) trên Ubuntu, công việc hết sức đơn giản.
Bước 1: Copy toàn bộ font chữ cần cài đặt (ví dụ toàn bộ font chữ của windows).
Bước 2: chạy lệnh: sudo nautilus trong terminate - > xuất hiện cửa sổ nautilus
Bước 3: trong nautilus tìm đến đường dẫn /usr/share/fonts/truetype/msttcorefonts và paste vào là xong (Nếu chưa có thư mục msttcorefonts bạn vào add/remove và chọn cài nó lên nhé)

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Phân biệt Retail, OEM, System Builder, Volume Licensing, Full license hoặc Giấy phép nâng cấp cho Windows

Người dùng Windows hợp pháp, bất kể đó là Windows 7, Windows Vista, Windows XP,Windows Server 2008 R2, Windows Server 2008 hoặc Windows Server 2003...đều phải có license (giấy phép). Chúng ta thường nghe nói về Retail licenseOEM preactivated license,Volume license , Full license packaged product (sản phẩm đóng gói FPP), Upgrade licensev.v... Nhưng những sự khác nhau giữa Retail, OEM, Volume, Full hoặc Upgrade license là gì?

License cho Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows Server 2003, Windows Server 2003 R2, Windows Server 2008 và Windows Server 2008 R2 có thể được có được thông qua một trong ba kênh cơ bản: Retail (bán lẻ), OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc), hoặc Volume Licensing. Sự khác nhau của các kênh cung cấp License chủ yếu là mỗi kênh có phương pháp riêng độc đáo của mình để kích hoạt (activation) các sản phẩm. Ví dụ, các đĩa CD cài đặtWindows XP có các phiên bản khác nhau cho mỗi kênh phân phối, mặc dù tất cả các đĩa CD chỉ được dùng để cài đặt cuối cùng là Windows XP!

Kể từ khi có Windows Vista, đã có các ngoại lệ cho OEM version...

Dưới đây là một số giải thích về các License (Giấy phép) khác nhau hoặc các chương trình cấp phép sẵn có cho hệ điều hành Windows của Microsoft.

*Retail: là sản phẩm hệ điều hành Windows có được thông qua một cửa hàng bán lẻ (physical hoặc trực tuyến) được cấp phép và được kích hoạt. Retail version of Windows có thể được mua ở hai mức giá license, cụ thể là Full license và nâng cấp hay còn gọi là Upgrade license.

1. Full License (giấy phép Đầy đủ) - còn được gọi là phiên bản đóng gói đầy đủ (FPP). Các phiên bản đầy đủ của Windows (full version of Windows) không giới hạn người dùng có thể cài đặt và sử dụng hệ điều hành như thế nào, miển là mỗi máy có license hợp pháp của nó. Họ có thể thực hiện tùy chỉnh và nâng cấp cài đặt, và có thể được nâng cấp hoặc chuyển giao cho hệ thống mới hoàn toàn..v.v... miễn là chỉ có một bản sao được cài đặt một lúc (mỗi key chỉ hợp pháp với một bản duy nhất). Full License luôn luôn là bản đắt nhất, và thường được mua cho máy tính mà không được bán đi kiểu đi kèm với các máy tính trọn bộ.

2. Upgrade License (Giấy phép Nâng cấp) - có giá rẻ hơn, Upgrade là mục tiêu của những người dùng là người đã có một license chính hãng của các phiên bản trước của hệ điều hànhWindows, và muốn nâng cấp để có được điều hành mới hơn. Ví dụ, nâng cấp từ Windows Vista lên Windows 7.
Upgrade License được bán lẻ và chỉ có thể cài đặt được trên một hệ thống (máy tính) đã có một OEM hoặc Full License (giấy phép đầy đủ), nói chung là phải có License đàng hoàng mới Upgrade được.
Retail version of Windows license bao gồm hỗ trợ đầy đủ license từ Microsoft, và mỗi bản sao mua đi kèm với một mã khóa sản phẩm duy nhất (in trên bao bì sản phẩm), mà người dùng nhập vào trong khi cài đặt sản phẩm để hoàn tất việc kích hoạt trực tuyến hoặc qua điện thoại.

OEM license: OEM (Original Equipment Manufacturer) -Nhà sản xuất thiết bị gốc- License bị giới hạn, là một phiên bản của Windows đi kèm với một máy tính mới có thương hiệu. Các nhà sản xuất đuợc nhà cung cấp Windows cấp cho các OEM license, để được giảm giá và rẻ hơn khi so sánh với bản retail khác. OEM License có giới hạn là nó chỉ có thể thực hiện một clean install hoạc Custom install, nhưng không được phép nâng cấp (upgrade).

Kể từ Windows Vista và bao gồm Windows 7, EULA của OEM license chỉ có thể được cài đặt trên một máy tính, mãi mãi bị khóa và bị chặn trong máy tính (bo mạch chủ) nó được cài đặt. Trong Windows XP, giấy phép OEM có thể được cài đặt trên một máy tính tại một thời điểm. OEM license luôn luôn là các ấn bản ít tốn kém, nhưng chỉ sẵn cho các OEM.

OEM license còn có một biến thể được gọi là System Builder OEM license, cũng là một OEM license với chiết khấu thấp hơn, có tất cả các hạn chế tương tự hạn chế của OEM license. Nhưng System Builder OEM license chỉ để cho các khách hàng là những người mua một máy tính mới (hay phần cứng) từ một small system builder thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ.
Các nhà cung cấp phần cứng OEM kích hoạt bằng cách vận dụng kết hợp các hệ điều hành vào firmware ,phần vững cơ bản (basic input/output system, or BIOS) của máy tính trước khi trao máy tính mới cho khách hàng. Vì vậy chỉ dùng khi được yêu cầu của người sử dụng để kích hoạtWindows, trừ khi người dùng chọn để kích hoạt Windows với COA (Certificate of Authenticity) product key (khóa sản phẩm), mà nó thường dán trên vỏ cđược cung cấp bởi OEM or system builder which is usually non-existent. So end- are virtually have to support their own.cũng giới hạn theo.

Volume Licensing: Volume licenses là một chương trình cấp giấy phép (phụ thuộc vào số lượng chương trình cấp phép, thuê bao có thể nhận được, hoặc có sự lựa chọn để có được các phương tiện, tài liệu, và hỗ trợ sản phẩm riêng biệt khi cần thiết) mà được bán với số lượng lớn cho doanh nghiệp hoặc khách hàng, với số lượng của 1 năm hoặc nhiều hơn ở một khoảng thời gian. Thực tế, có nhiều lựa chọn chẳng hạn như Open Value, Open Value Subscription, Open License, Select Plus, Select License, Enterprise Agreement, và Enterprise Subscription Agreement. Một số phiên bản của Windows, như Windows 7 Enterprise, chỉ sẵn có thông qua các kênh Volume Licensing.
Một lần nữa, tùy thuộc vào các chương trình Volume Licensing hoặc tuỳ chỉnh quyền lợi liên quan (do sự thoả thuận giữa khách hàng và Microsoft), Volume License chỉ có thể bao gồm nâng cấp cho hệ điều hành Windows của khách hàng, và vì thế cần phải có qualifying OS licensing cho mỗi máy tính trước khi nâng cấp, quyền có được thông qua Volume Licensing có thể được thực hiện trên các máy tính này.
Windows với volume license có thể được kích hoạt thông qua các mô hình Volume Activation models, đó là thông qua các khóa Quản lý Dịch vụ (KMS), với kích hoạt dịch vụ của Microsoftthường được sử dụng trong các tập đoàn lớn với ngưỡng kích hoạt tối thiểu là 5 máy chủ hoặc 25 máy tính khách (vật lý hoặc máy ảo), và Multiple Activation Key (MAK), mà tương tự như các sản phẩm bán lẻ và được sử dụng trong một thời gian kích hoạt của Microsoft với dịch vụ lưu trữ trên máy kích hoạt, độc lập hoặc thông qua proxy MAK.


Tóm lại:

Lựa chọn giữa các hình thức cấp phép khác nhau:
* – Dạng cấp phép với sản phẩm OEM:
Khách hàng có thể được cấp phép sử dụng các sản phẩm Microsoft thông qua các nhà sản xuất máy tính (OEM).
Các sản phẩm đó, ví dụ hệ điều hành Windows, sẽ được cài đặt sẵn trên các máy tính mới và được bàn giao tới người sử dụng kèm theo các điều khoản sử dụng.
Thông thường, các nhà sản xuất máy tính sẽ có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng các sản phẩm cài sẵn trên máy (OEM) theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận sử dụng.
Microsoft không hỗ trợ trực tiếp người sử dụng các phần mềm OEM.
Sản phẩm OEM không bán trực tiếp từ nhà phân phối ủy quyền của Microsoft tới khách hàng mà thông qua các nhà lắp ráp máy tính (System Builders).

* – Sản phẩm đóng nguyên hộp (Full Packaged Product – FPP) Đây chính là các bản Retail: 
Đây là các hộp sản phẩm có chứa các sản phẩm có bản quyền.
Trong các hộp này thông thường sẽ chứa các đĩa cài đặt (đĩa mềm, CD hay DVD), tài liệu và các thỏa thuận sử dụng với người dùng cuối (EULA). Trên EULA ghi rất rõ số lượng license được phép sử dụng, số lượng máy tính được phép cài đặt hay truy nhập.
Các bộ sản phẩm đóng hộp này có thể được bày bán tại các cửa hiệu, phòng trưng bày và tại tất cả các đại lý của Microsoft.

* – Chính sách cấp phép theo Số lượng lớn cho các doanh nghiệp (Volume Licensing)
Chương trình mua với số lượng lớn để được hưởng chính sách giá ưu đãi và các hỗ trợ đặc biệt của Microsoft. Có các lựa chọn sau đây cho khách hàng:
* – Open License 6.0: Được thiết kế dành cho các khách hàng doanh nghiệp hoặc các tổ chức mua từ 5 license trở lên.
* – Academic Volume Licensing: Các đơn vị Giáo dục Đào tạo được tham gia vào chương trình hỗ trợ giá đặc biệt dành cho các đơn vị thuộc ngành giáo dục đào tạo củaMicrosoft.
* – Select License 6.0: Được thiết kế cho các tổ chức có số máy tính từ 250 trở lên và có khả năng dự toán chi tiêu cho mua sắm phần mềm trong vòng 3 năm.
* – Enterprise Agreement 6.0: Đây là chương trình phù hợp nhất cho các tổ chức có trên 250 máy tính và đang tìm kiếm khả năng chuẩn hóa doanh nghiệp về một trong các Sản phẩm Doanh nghiệp Nền tảng của Microsoft (Office Professional, WindowsProfessional upgrade và Core Client Access License) với chính sách giảm giá dựa trên các điều khoản thỏa thuận trong vòng 3 năm.
Và cũng dựa theo đó mà Microsoft đặt tên cho từng mã sản phẩm của mình.

Chính sách cấp phép sử dụng sản phẩm của Microsoft
Tham gia vào các chương trình Cấp phép theo Số lượng Lớn của Microsoft (Microsoft’s Volume Licensing), khách hàng sẽ có điều kiện tự động cập nhật sử dụng những phần mềmMicrosoft® mới nhất. Ngoài ra còn có nhiều lợi thế khác về việc xác định ngân sách trong tương lai, linh hoạt trong việc lên ngân sách, và giảm chi phí quản lý.
Một license (cấp phép sử dụng) sản phẩm phần mềm cho phép người dùng quyền hợp pháp sử dụng hoặc khai thác một chương trình phần mềm. Một thỏa thuận quyền sử dụng (license agreement) cho phép bạn quyền sử dụng một chương trình phần mềm có bản quyền.
- Các bước cơ bản để mua Cấp phép sử dụng: Có các bước cơ bản để mua một cấp phép sử dụng sau khi đã quyết định bạn cần phầm mềm nào
- Quyết định số lượng license bạn cần: Một sản phẩm phần mềm được chia nhóm theo các mức độ khác nhau.
- Lựa chọn giữa các hình thức cấp phép khác nhau: Khách hàng có thể được cấp phép sử dụng các sản phẩm Microsoft thông qua các nhà sản xuất máy tính (OEM). Các sản phẩm đó, ví dụ hệ điều hành Windows, sẽ được cài đặt sẵn trên các máy tính mới và được bàn giao tới người sử dụng kèm theo các điều khoản sử dụng.

Như vậy, Volume license là chế độ được lựa chọn theo thoả thuận, để khách hàng được lưạ chọn những chế độ dịch vụ ưu đãi đặc biệt, liên tục được cập nhật những công nghệ mới nhất củaMicrosoft trong thời hạn nhiều năm với hàng ngàn máy tính.


Đăng ký Thuê bao Lẻ MSDN (MicroSoft Developer Network) và TechNet:
Thuê bao MSDN và Technet mang lại cho bạn các công cụ, công nghệ và thông tin mới nhất. Những người đăng ký sử dụng bộ MSDN hoặc Technet, tùy vào loại hình đăng ký sử dụng đã chọn, sẽ nhận được các đĩa CD-ROM và DVD-ROM hàng tháng hoặc hàng quý bao gồm các sản phẩm phần mềm và công cụ mới nhất của Microsoft. Dưới đây là các thông tin liên quan đến thuê bao lẻ MSDN và TechNet. Các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu Thuê bao từ 5 Giấy phép trở lên có thể đăng ký thông qua các đại lý Microsoft tại Việt Nam.

Hiện tại có 5 loại đăng ký Thuê bao Microsoft MSDN:

1. Library
2. Operating Systems
3. Professional
4. Enterprise
5. Universal

Và 4 loại đăng ký Thuê bao TechNet:

1. TechNet (Single User)
2. TechNet (Single Server)
3. TechNet Plus (Single User)
4. TechNet Plus (Single Server)
Dưới đây là bảng gia dịch vụ tham khảo:




Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tải các file iso UBUNTU

https://mega.co.nz/#!MEVXlKDR!LxnA6gdLDyqNaxajaOk6gVpe6tLHnr6YFuYtgtNhCxM
https://mega.co.nz/#!cQEjUQZL!nxV-3Z15gZ68NNuG8iIKR8rZ695Jwws8ZchkD9DAxjc
https://mega.co.nz/#!tUFDnbRb!A64lGTd1wDWzaLrIN7FkBUghkPU3O8_itrbq-D07mEc
https://mega.co.nz/#!0Z8FyA4b!6xRuR-6oswn2TFwHBnalZ5NItGeh9XtQxuj_B49Nppw
https://mega.co.nz/#!cEVDVarJ!kWkJC9kgB4vsUXp8E1BajRFtLa-3NbnKifFRQ32NYTI
https://mega.co.nz/#!IBVzwCxY!iJi5X9xsF_JrKtsrR4bxhAt2mxlVkX1s0BbI3-aBSyQ
https://mega.co.nz/#!1FFl0ZqD!UJSbCHOkVEqBZVxij0RD_IphtxYMmaBviVZWJ-grysE
https://mega.co.nz/#!ABNziRRY!kF4LxqIIwOCjP9u-0d4w8oekiXnoQB73BEfj1w74pYQ
https://mega.co.nz/#!JUFhWLpD!eXFYXgUCUzO7UaPpAjOwAsHFm2iABralaCWrbfngC90

Export file links and decryption keys

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015