• This is slide 1 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 2 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 3 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 4 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.
  • This is slide 5 description. Go to Edit HTML of your blogger blog. Find these sentences. You can replace these sentences with your own words.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Thanh lọc cơ thể bằng đậu đen

Đậu đen thường được dân gian sử dụng dưới nhiều dạng chế biến đơn giản như chè, kem, cháo, bánh tét, xôi, nhân bánh in, bánh trung thu...
Trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng.
Hàm lượng axít amin cần thiết cho cơ thể trong đậu đen rất cao như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... do đó đậu đen được xem như một loại thuốc bổ.
Dưới đây là vài cách chế biến đậu đen có công dụng trị bệnh:
- Thanh lọc cơ thể:
Mỗi ngày dùng từ 20 đến 40 g để nấu chè đậu đen hoặc nấu thành nước uống.
- Chữa suy nhược cơ thể:
Nấu chè đậu đen với đại táo, mỗi loại 30 g, nấu chung ăn liên tục trong 3 - 4 ngày.
- Chữa thiếu máu, thận suy, tai ù, thần kinh và cơ thể suy nhược: Dùng món canh cá nhét đậu đen.
Cá nhét làm thật sạch, đem chiên hoặc nướng rồi cho vào nồi nấu chung với 40 g đậu đen (nhớ ngâm nước trước vài giờ cho mau mềm) trên bếp lửa riu riu cho đến khi đậu chín nhừ, thêm ít tỏi, gừng và nêm nếm cho vừa miệng rồi ăn.
- Chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày:
Lấy một quả dừa xiêm nhỏ không già quá, vạt đầu rồi bỏ 20 g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3-4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tháng chỉ cần ăn 1-2 lần.
- Chữa chứng mệt mỏi, tiểu tiện bí táo:
Lấy một củ tỏi rửa sạch, đập dập, không làm nát quá rồi cho vào nồi cùng với 1/2 chén đậu đen đã rửa sạch, nấu lửa nhỏ đến khi đậu mềm thì nêm ít đường, muối vừa miệng rồi ăn, mỗi ngày ăn một lần lúc sáng sớm sẽ có hiệu quả tốt.
- Chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm:
Lấy 50 g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300 g hà thủ ô đỏ trong 2-3 giờ; vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dạng nước sắc mỗi ngày dùng 15-20 g hoặc dạng bột mỗi ngày 5 g.
- Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu:
Đậu đen 50 g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
- Chữa nhức đầu, hoa mắt, say nắng, mắt kém, người già hay bị chảy nước mắt, quáng gà, thị lực yếu:
Dùng đậu đen 30 g, cúc hoa 10 g, nấu chung lấy nước uống mỗi ngày. Uống khoảng 5-10 ngày là đủ.
- Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt):
Đậu đen 30 g, ngải cứu 45 g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
- Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm:
Đậu đen 80 g, lê 1 quả, đường phèn 30 g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Tạo VPN Server trên Windows 8

Không cần phải cài đặt thêm bất cứ ứng dụng nào, bạn vẫn có thể dễ dàng “biến” máy tính của mình thành máy chủ VPN nếu đang sử dụng Windows 8.

Khởi tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 1

Trên giao diện Modern UI của Windows 8, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + Q để mở sidebar tìm kiếm. Sau đó, nhập vào "ncpa.cpl". Kết quả hiện ra, nhấn chọn ncpa.cpl để kích hoạt Network Connections. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở cửa sổ Network Connections từ giao diện Desktop.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 2

Nhấn phím Alt sẽ thấy xuất hiện thêm một thanh menu trên cửa sổ Network Connections, vào File, chọn New Incoming Connection.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 3

Thông thường, Windows đã có sẵn một số tài khoản người dùng, người dùng có thể sử dụng để làm tài khoản đăng nhập VPN từ xa, nhưng tốt hơn hết, bạn nên tạo mới tài khoản dành riêng cho VPN. Rất đơn giản, chỉ cần nhấn Add someone, nhập tên tài khoản (User name), tên đầy đủ (Full name), mật mã (Password) và xác nhận lại mật mã (Confirm password). Xong, nhấn OK. Lần lượt, bạn có thể tạo nhiều tài khoản như vậy.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 4

Đánh dấu chọn vào trước tên những tài khoản muốn dùng, trong danh sách User accounts on this computer, nhấn Next.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 5

Như vậy là đã hoàn thành những bước thiết lập chính, bạn tiếp tục nhấn Next, Allow access, rồi đợi cho ứng dụng xử lý một số tác vụ cần thiết. Xong, nhấn Close.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Tạo VPN Client sử dụng Windows 7/8

Sau khi hoàn thành việc tạo VPN Server trên Windows 8, bạn có thể đăng nhập từ xa bằng một máy tính khác cùng sử dụng Windows 8, hoặc Windows 7

Với Windows 8

Bước 1

Trên giao diện Modern UI, nhấn Windows + Q, nhập "virtual private" vào ô tìm kiếm, chọn Set up a virtual private network (VPN) connnection trong kết quả hiện ra.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 2

Cửa sổ tạo kết nối VPN xuất hiện, bạn nhập địa chỉ IP của VPN Server vào ô Internet address, đặt tên bất kỳ cho kết nối VPN ở ô Destination name.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 3

Trong danh sách các kết nối hiện hành, sẽ xuất hiện tên kết nối VPN vừa khởi tạo, bạn nhấn Connect ở kết nối này.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 4

Khai báo User name và Password của tài khoản đã được chọn dùng trong lúc tạo VPN Server, nhấn OK.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Với Windows 7

Bước 1

Bạn nhấn phím Windows, nhập vpn vào ô tìm kiếm, chọn Set up a virtual private network (VPN) connnection.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 2

Khai báo địa chỉ IP của VPN Server và đặt tên cho kết nối VPN đang tạo, nhấn Next.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 3

Cung cấp thông tin tài khoản VPN đã tạo, nhấn Connect. Xong, nhấn Close.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Bước 4

Trong danh sách kết nối đã có thêm tên của kết nối VPN, bạn nhấn vào đây, chọn Connect.
Tạo VPN Server trên Windows 8

Lưu ý

Nếu đã khai báo thông tin tài khoản chính xác, nhưng vẫn không thể đăng nhập được vào VPN Server, thì có thể vào lại cửa sổ Network Connections (ncpa.cpl) của máy tính đang dùng làm VPN Server (Windows 8), nhấn chuột phải lên kết nối đã tạo, chọn Properties, thẻ User, bỏ chọn trước dòng Require all users to secure their passwords and data, OK.
Sau khi kết nối thành công đến VPN Server, để truy cập vào thư mục chia sẻ dữ liệu của VPN Server từ máy khách hiện tại, bạn gõ theo cú pháp \địa_chỉ_IP. Ví dụ: \192.168.120.128.
Tạo VPN Server trên Windows 8
Với cách này, bạn có thể chia sẻ dữ liệu từ các máy tính trong khuôn khổ một hệ thống mạng LAN đơn giản theo kiểu Remote Access. Còn nếu muốn mở rộng phạm vi sử dụng, bạn cần phải thực hiện cấu hình chuyển tiếp gói tin (Forward Ports), DNS từ Modem/Router khá phức tạp.

Hướng dẫn cách tách tên ra khỏi cột Họ và tên trong Excel.

Trong bảng tính bằng Excel bạn thường gặp những trường hợp sau:
+Họ và tên viết chung 1 cột nay muốn tách tên ra riêng 1 cột.
+Họ tên lót viết 1 cột và tên viết riêng 1 cột nay muốn hòa trộn thành 1 cột.
Trong bài viết này tôi xin trình bày cách tách tên ra khỏi cột họ và tên, cách làm như sau:
Bước 1: Tiến hành tách tên khỏi cột Họ và tên
Giả sử bạn có một bảng danh sách như dưới đây:
[​IMG]
+Tại ô có tọa độ D4 ta nhập tên của cột phụ.
+Tại ô có tọa độ D5 nhập hàm sau:
+Sao chép công thức của ô D5 tới các ô khác trong cột D ta sẽ có kết quả tên của những người còn lại.
[​IMG]
Bước 2: Tiến hành tách Họ và tên đệm khỏi cột Họ và tên.
[​IMG]
+Tại ô C4 nhập Họ tên lót.
+Tại ô C5 nhập hàm =LEFT(B5,LEN(B5)-LEN(D5))
+Sao chép công thức ô C5 xuống các ô khác trong cột ta có kết quả.
[​IMG]
Bây giờ bạn chỉ cần khép cột B lại để sử dụng cột C và D.
Chú ý: Nếu bạn muốn xóa cột B thì cột C và D sẽ báo lỗi bạn phải làm như sau:
+Bôi đen danh sách trong 2 cột C4 và D4, ấn CTRL+C để Copy
+Đặt con trỏ vào ô E4.
+Nháy vào Edit Paste Spesial đánh dấu vào ô Values bấm OK.
+Cuối cùng xóa bỏ 3 cột B,C,D là xong.
[​IMG]

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Connectivity Fixer – Theo Dõi Và Tự Khắc Phục Sự Cố Kết Nối Internet

Connectivity Fixer – Theo Dõi Và Tự Khắc Phục Sự Cố Kết Nối Internet

Giới thiệu đến bạn đọc công cụ nhỏ có tên Connectivity Fixer, một tiện ích miễn phí giúp theo dõi và khắc phục sự cố kết nối Internet một cách tự động.
Trong quá trình sử dụng máy tính, đôi khi vài tinh chỉnh nhỏ trong hệ thống hoặc phần mềm cũng gây nên hiện tượng mất kết nối Internet. Và nếu như bạn không nắm rõ được nguyên nhân thì việc khắc phục có thể sẽ mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, với Connectivity Fixer thì mọi chuyện có lẽ sẽ khác.
Sau khi cài đặt, Connectivity Fixer sẽ chạy thường trú ở khay hệ thống và theo dõi hoạt động kết nối của máy tính. Khi có sự cố xảy ra, Connectivity Fixer sẽ tiến hành khắc phục vấn đề một cách tự động. Nếu bạn muốn tự mình xem xét quá trình hoạt động của Connectivity Fixer thì bạn có thể nhấn vào lệnh Fix now trên giao diện chính của phần mềm.
Khi đó Connectivity Fixer sẽ tiến hành quét và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó ở giao diện chính của phần mềm là tùy chọn Monitoring có chức năng theo dõi và đưa ra tình trạng hiện tại của kết nối trên máy tính để bạn nắm rõ.
Connectivity Fixer cũng cung cấp một số các tùy chỉnh nhỏ để người dùng thiết lập trong tùy chọn Settings, bao gồm khởi động cùng Windows (Enable monitoring at startup), kích hoạt theo dõi khi khởi động (Enable Monotoring at startup) hay cho phép tự khắc phục sự cố kết nối (Fix problems automatically).
Nhìn chung thì Connectivity Fixer khá là hữu ích và hoạt động có hiệu quả. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm và tải về dùng thử tại đây.

Microsoft vừa giới thiệu công cụ tải bộ cài đặt chính chủ, cho phép tải ISO hoặc burn trực tiếp ra USB phiên bản mình cần.
Nhiều người dùng vẫn hay phàn nàn về việc làm sao để có thể tải về một bản ISO Windows “chính chủ” từ Microsoft trước hàng ngàn tập tin được chia sẻ trên Internet nếu như không có tài khoản Technet hay MSDN.
Biết được điều này, Microsoft vừa chính thức phát hành công cụ mang tên Windows Installation Media Creation Tool giúp người dùng nhanh chóng tải về các tập tin ISO Windows hoặc gói cài đặt cho USB hoàn toàn miễn phí và an toàn.
Với 38 ngôn ngữ, 5 phiên bản khác nhau của cả 2 cấu trúc 32 bit và 64bit, trong đó đặc biệt có phiên bản Windows 8.1 Single Language rất khó tìm được bộ cài chuẩn. Nếu bạn quan tâm, có thể sử dụng theo hướng dẫn sau đây.
Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Windows Installation Media Creation Tool tại đây
  • Khởi chạy  Windows Installation Media Creation Tool bằng quyền quản trị cao nhất
  • Lựa chọn thông tin về ngôn ngữ, phiên bản Windows và cấu trúc mình cần. Sau đó nhấn Next
  • Tiến hành lựa chọn định dạng tải về, ở đây ta hãy chọn ISO để dễ làm việc. Sau đó nhấn tiếp Next
  • Bây giờ bạn hãy lựa chọn vị trí lưu trữ tập tin tải về.
  • Sau khi đã hoàn thành việc chọn nơi lưu trữ, quá trình Download sẽ được bắt đầu.
Tốc độ tải về được tối ưu hóa với tốc độ kết nối của máy tính nên bạn sẽ có thời gian tải sẽ rất nhanh. Và khi đã hoàn thành thì việc của bạn lúc này là sử dụng thôi.
Lưu ý, đây là những bộ cài hoàn toàn nguyên gốc, do đó sẽ yêu cầu key khi cài. Đối với máy đã có sẵn key Windows 8.1 nhúng trong máy thì bộ cài sẽ nhận tự động, nếu không nhận thì xin chia buồn, máy bạn không phải là máy bản quyền

Phát Wi-Fi bằng laptop

ICTnews - Phát Wi-Fi bằng laptop là một giải pháp hữu ích trong lúc bạn đến những nơi không có Wi-Fi và cũng không có cả 3G để chiếc smartphone vào mạng Internet...

Phát Wi-Fi bằng laptop cho các thiết bị di động xung quanh là một thao tác hoàn toàn khả thi dù chiếc laptop của bạn chạy hệ điều hành Windows 8 (Win 8) hay Win 7, hay các phiên bản trước đi chăng nữa. Cách chia sẻ mạng Wi-Fi giữa các thiết bị như thế sẽ rất hữu ích trong những trường hợp bạn đến nơi có mạng dây nhưng không có Wi-Fi và cũng không có cả 3G để chiếc smartphone truy cập Internet.
Tất nhiên hiện nay các công cụ phát WiFi như Connectify, MyPublicWiFi, hay nhiều các công cụ khác hoạt động rất tốt trên Windows nhưng cách nhanh nhất vẫn là phát WiFi trực tiếp trên laptop mà không cần dùng phần mềm nào.
Vì thế chúng ta hãy cùng học cách phát Wi-Fi bằng laptop qua đoạn video hướng dẫn dưới đây:

Một số lệnh trong phát Wi-Fi
+ Tạo Hosted Network
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=WiFi-ICTnews key=123456789
(trong đó WiFi-ICTnews là tên mạng Wi-Fi, 123456789 là mật khẩu truy cập mạng).
+ Phát Wi-Fi
netsh wlan start hostednetwork
+ Kiểm tra Wi-Fi
netsh wlan show hostednetwork
+ Tắt Wi-Fi
netsh wlan stop hostednetwork
+ Hủy Hosted Network
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=WiFi-ICTnews key=123456789
...

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Virus máy tính có thể lây nhiễm qua… không khí

Một nghiên cứu mới đây cho thấy người ta có thể truyền dữ liệu giữa các laptop không kết nối mạng qua không khí bằng cách dùng tín hiệu âm thanh tần số cao.
Biện pháp vàng để bảo vệ các hệ thống máy tính - như cách mà quân đội Mỹ hay Osama Bin Laden đã từng thực hiện - là không kết nối máy tính với mạng Internet. Trước khi có mạng không dây, để máy tính không kết nối mạng Internet thì chỉ cần đảm bảo chúng không cắm cáp mạng. Đây là một trong những biện pháp bảo mật máy tính quyết liệt nhất, bất tiện nhất và cũng khó duy trì nhất.
Virus máy tính có thể lây nhiễm qua… không khí
Cách làm này thường chỉ được áp dụng riêng cho những hệ thống máy tính yêu cầu độ bảo mật cực kỳ cao vì nó làm hạn chế khả năng của máy tính, nhưng dù sao đi nữa, người ta cũng tin là nó tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của Viện Fraunhofer, người ta có thể truyền dữ liệu giữa các laptop không kết nối mạng bằng tín hiệu âm thanh tần số cao.
Các nhà nghiên cứu Michael Hanspach và Michael Goetz cho rằng, có thể truyền dữ liệu giữa hai laptop đặt cách xa nhau 19,7m với tốc độ khoảng 20bit/giây bằng cách sử dụng các phương pháp âm thanh vốn được phát triển để truyền thông tin dưới nước. Nói cách khác, các máy tính có thể trao đổi dữ liệu sang nhau bằng cách truyền sóng âm không thể nghe được thông qua loa và micro của máy tính.
Để cắt đứt mọi đường truy cập vào máy tính từ thế giới bên ngoài, chúng ta thường dùng cách ngắt kết nối Internet hoặc không dùng ổ đĩa USB nhưng hóa ra còn rất nhiều cách khác để truy cập vào máy tính, ngay cả qua không khí. Nó phản ánh một suy nghĩ sai lầm về bảo mật máy tính, xuất phát từ việc áp dụng một cách bất cẩn những thực tế ngoài đời thực vào thế giới ảo. Rõ ràng, chúng ta chưa có hiểu biết thấu đáo về tất cả những phương tiện có thể dùng để truy cập vào hệ thống máy tính.

Vì sao sóng WiFi thường bị yếu ở các căn phòng trong góc nhà?

Một trong những điểm yếu của WiFi đó là chất lượng sóng không được ổn định khi thiết bị thu và thiết bị phát bị nhiều bức tường ngăn cách.
Vì sao sóng WiFi thường bị yếu ở các căn phòng trong góc nhà?
Điều này cũng có một phần lý do ở thiết bị của chúng ta, ví dụ như laptop có thể sẽ bắt sóng WiFi mạnh hơn tablet, tablet lại bắt sóng mạnh hơn smartphone. Để giải thích về việc tại sao sóng WiFi có cường độ không đồng đều ở mỗi khu vực trong nhà chúng ta, tiến sĩ Vật lý Jason Cole đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Jason Cole lấy ví dụ chúng ta đặt bộ phát sóng WiFi (Access Point) ở một góc tường phía đầu nhà. Thử hình dung sóng WiFi sẽ có hình dạng giông giống như bàn tay của chúng ta, tức là có chỗ sẽ mạnh, dài, đồng thời cũng có chỗ ngắn và yếu. Trong trường hợp này là càng gần AP thì sóng càng mạnh và càng xa AP thì sóng càng yếu. Vì lí do này mà sóng sẽ không vương tới được các điểm ở cuối nhà, nhất là những nơi bị tường ngăn cách.
Để giải quyết vấn đề này, Jason Cole khuyên chúng ta hãy thiết kế để làm sao bộ AP có thể được đặt ở giữa nhà, từ đó sóng WiFi có thể như những xúc tu của bạch tuột, vương ra khắp mọi vị trí trong nhà nhằm giúp các thiết bị bắt sóng được dễ dàng và ổn định hơn.
Tham khảo cụ thể hơn về các phép tính toán sóng WiFi ở các vị trí đặt của AP trong nhà chúng ta theo bài viết của Jason Cole ở đây.

Mẹo tận dụng 10 dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay

Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn 10 dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất thế giới cùng một vài chỉ dẫn để sử dụng chúng một cách hợp lý.

Hầu hết các dịch vụ lưu trữ đám mây đều cung cấp miễn phí cho người dùng một lượng không gian lưu trữ khá ít ỏi, với hy vọng rằng họ sẽ chịu dốc hầu bao sau khi đã dùng hết số dung lượng này. Song thay vì chịu thắt lưng buộc bụng, bạn vẫn có thể thoải mái lưu trữ dữ liệu của mình trên các dịch vụ này mà không tốn một xu, chỉ với một bí quyết cực kỳ đơn giản: tổ chức dữ liệu thành từng nhóm riêng và sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau để lưu trữ chúng. Tuy nhiên làm thế nào để tìm được các dịch vụ phù hợp cho từng nhóm dữ liệu? Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của từng loại dịch vụ trước khi "chọn mặt gửi vàng".
1. Dịch vụ lưu trữ phổ biến nhất: Dropbox
- Dung lượng miễn phí: 2GB
Dropbox đang là dịch vụ lưu trữ đám mây rất được ưa chuộng nhờ các tính năng tiện dụng, đáng tin cậy và là một trong những dịch vụ có tuổi thọ cao nhất trong phân khúc này. Dropbox hầu như không đặt ra một giới hạn nào đối với các dữ liệu mà bạn đăng tải, bên cạnh đó bạn có thể dễ dàng chia sẻ các tệp tin và thư mục của mình với bạn bè bằng cách gửi cho họ đường dẫn của chúng. Ngoài ứng dụng trên máy tính, bạn có thể truy cập các dữ liệu được lưu trên Dropbox bằng trình duyệt ở bất kỳ nơi nào có kết nối mạng.
2. Dịch vụ sao lưu ảnh tốt nhất: Google Drive
- Dung lượng miễn phí: 15GB
Google cung cấp miễn phí 15GB dung lượng lưu trữ, được san sẻ cho các dịch vụ Gmail, Google + Photos và Google Drive. Sở dĩ tôi khuyên bạn nên dùng Google Drive để sao lưu ảnh là do các bức ảnh trong phần Google+ Photos nếu có dung lượng dưới 2048x2048 pixel sẽ được lưu trữ miễn phí mà không tính vào 15GB dung lượng ban đầu. Giống như Dropbox, bạn có thể truy cập Google Drive bằng ứng dụng trên máy tính hoặc một trình duyệt web bất kỳ. Dữ liệu bị xóa từ Google Drive sẽ được đưa vào thùng rác và “ở lì” trong đó cho đến khi bạn xóa hẳn hoặc phục hồi lại chúng.
3. Dịch vụ dành cho người dùng Windows: OneDrive
- Dung lượng miễn phí: 15GB
Từng có tên là SkyDrive, OneDrive là một thương hiệu do Microsoft phát triển dành cho người dùng Windows, tuy nhiên bạn cần có một tài khoản Hotmail hoặc Live để sử dụng nó. Khi dữ liệu đã được đưa lên OneDrive, bạn có thể truy cập nó từ trình duyệt, tạo mới tệp tin, thư mục và chia sẻ nó với những người bạn của mình. Dữ liệu bị xóa khỏi OneDrive sẽ được đưa vào thùng rác trong vòng 30 ngày trước khi bị xóa vĩnh viễn, phòng trường hợp người dùng đổi ý và muốn phục hồi lại chúng.
4. Dịch vụ dành cho người dùng Amazon: Amazon Cloud Drive
- Dung lượng miễn phí: 5GB
Mỗi tài khoản Cloud Drive sẽ được Amazon tặng miễn phí 5GB dung lượng lưu trữ. Dịch vụ này cho phép bạn chia sẻ dữ liệu bằng cách gửi đường dẫn của chúng đến bạn bè. Dữ liệu bị xóa trên Cloud Drive cũng có thể được khôi phục trừ khi bạn chọn chức năng xóa vĩnh viễn.
5. Dịch vụ phục vụ teamwork: Box
- Dung lượng miễn phí: 10 GB
Với Box, bạn có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu để cả nhóm cùng làm việc, qua đó nhiều người có thể chung tay thực hiện một công việc và góp ý với mỗi phần việc của người khác. Dữ liệu được đưa lên Box có thể được phục hồi dễ dàng trong vòng 30 ngày kể từ khi bị xóa.
6. Dịch vụ dành cho các tín đồ của Apple: Apple iCloud
- Dung lượng miễn phí: 5GB
Do không phải ai cũng có một thiết bị của Apple, đây không phải là dịch vụ phù hợp để làm việc theo nhóm, thay vào đó bạn nên dùng nó để sao lưu dữ liệu cá nhân trên các thiết bị của Apple. Đặc biệt, các bức ảnh trên các thiết bị này sẽ được sao lưu tự động thông qua dịch vụ Photo Stream trong vòng 30 ngày gần nhất.
7. Dịch vụ bảo mật nhất: SpiderOak
- Dung lượng miễn phí: 2GB
Đây là lựa chọn lý tưởng nếu bạn chú trọng việc bảo mật thông tin và dữ liệu của mình, theo đó chúng sẽ hoàn toàn được mã hóa và chỉ có thể được truy cập nếu điền đúng mất khẩu mà bạn đặt trước. Dịch vụ không giới hạn dung lượng file được tải lên, đồng thời những dữ liệu bị lỡ tay xóa đi cũng có thể được khôi phục trở lại.
8. Dịch vụ có tính năng mã hóa tương tự: Tresorit
- Dung lượng miễn phí: 5GB
Tương tự SpiderOak, Tresorit cũng có khả năng mã hóa dữ liệu, có nghĩa là các bức ảnh, video, dữ liệu cá nhân, thông tin nhạy cảm… sẽ được bảo mật hoàn toàn khi được đưa lên Tresorit. Dịch vụ cung cấp các tính năng hữu ích như mã hóa và bảo mật các dữ liệu được chia sẻ, đồng thời lưu giữ lịch sử file trong vòng 7 ngày. Dung lượng tối đa của mỗi tập tin được đưa lên Tresorit là 0,5GB.
9. Dịch vụ cho phép đăng tải dữ liệu ở mọi kích thước: Cubby
- Dung lượng miễn phí: 5Gb
Không giống như nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây khác, dữ liệu mà bạn tải lên Cubby không bị giới hạn về dung lượng, tất nhiên là không vượt quá số dung lượng miễn phí mà Cubby tặng trước. Dịch vụ cung cấp nhiều tính năng để người dùng thao tác với tệp tin một cách dễ dàng. Dữ liệu chứa tại Cubby được mã hóa và có thể được khôi phục lại nếu bạn lỡ tay xóa nó.
10. Dịch vụ  có dung lượng miễn phí lớn nhất: ADrive
- Dung lượng miễn phí: 50GB
Chỉ cần đăng ký một tài khoản ADrive miễn phí, bạn sẽ được tặng ngay 50GB để lưu trữ dữ liệu. Với ADrive, bạn có thể chia sẻ liên kết của thư mục với người khác, đồng thời truy cập và chỉnh sửa tài liệu ngay trên trình duyệt. Bù lại, quảng cáo sẽ xuất hiện thường trực trong giao diện của trang, cùng với đó là sự thiếu hụt các tính năng bổ sung mà các dịch vụ khác cung cấp miễn phí. Từ góc độ bảo mật, đây cũng không phải là lựa chọn an toàn nên tốt nhất là bạn đừng sử dụng nó để lưu trữ các dữ liệu nhạy cảm. 
Theo Đức Nghĩa (ICTnews)

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Phương pháp chia sẻ dữ liệu tối ưu với các máy tính hoạt động trên cùng một mạng LAN.

Phương pháp chia sẻ dữ liệu tối ưu với các máy tính hoạt động trên cùng một mạng LAN.

Để chia sẻ dữ liệu giữa một hệ thống các máy tính đặt gần nhau có rất nhiều cách. Bạn có thể sử dụng USB để di chuyển dữ liệu qua lại hoặc gửi chúng qua email. Tuy nhiên, nếu những chiếc máy tính này cùng được nối mạng LAN thì chúng ta sẽ có một số cách chia sẻ dữ liệu nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thủ thuật chia sẻ dữ liệu nhanh nhất trên hệ thống máy tính “liền kề”

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 3 cách chia sẻ dữ liệu tối ưu nhất cho cụm máy tính đặt gần nhau. Đó là sử dụng Windows Homegroup, đồng bộ qua Dropbox LAN và đồng bộ bằng BitTorrent.
1. Windows Homegroup
Giả sử các máy tính này đang sử dụng hệ điều hành Windows 7 hoặc Windows 8, công cụ Windows Homegroup là một trong những cách dễ nhất để chia sẻ tập tin giữa chúng. Việc thiết lập Homegroup không đòi hỏi nhiều thao tác quá phức tạp. Bạn có thể tạo Homegroup từ tùy chọn Homegroup trong Windows Explorer (File Explorer trên Windows 8), sau đó thiết lập một mật khẩu truy cập chung cho các thiết bị. Để các máy tính gần đó có thể tham gia Homegroup của bạn, họ sẽ phải nhập chính xác mật khẩu mà bạn đã tạo.
Thủ thuật chia sẻ dữ liệu nhanh nhất trên hệ thống máy tính “liền kề”

Sau khi nhập đúng mật khẩu, người dùng ở các máy tính xung quanh sẽ có quyền truy cập vào các tập tin chia sẻ của bạn với điều kiện tất cả đang ở trên cùng một mạng LAN. Trước đó, bạn có thể chọn và giới hạn các loại dữ liệu mà mình muốn chia sẻ trong khi tạo Homegroup như file ảnh, video, âm nhạc hay tài liệu Office.
Những người dùng trên các máy tính khác chỉ cần chọn Homegroup trong mục quản lý tập tin của họ, xem nội dung các tập tin mà bạn đã chia sẻ, cuối cùng họ có thể chọn và tải chúng về máy tính một cách dễ dàng. Nếu một người dùng mới muốn tham gia và tải dữ liệu thông qua Homegroup của bạn, họ cũng không cần phải trải qua các bước cấu hình mạng phức tạp trên máy tính, bạn chỉ cần cung cấp cho họ mật khẩu để vào Homegroup và việc tải dữ liệu cũng sẽ không còn gặp trở ngại gì.
Người dùng Linux cũng có thể sử dụng các tính năng chia sẻ tập tin được tích hợp sẵn trong hệ điều hành này, mọi thao tác cũng tương đối đơn giản như trên Windows vậy.
2. Đồng bộ Dropbox LAN
Hiện nay có rất nhiều người sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox, Google Drive hay SkyDrive để chia sẻ dữ liệu với nhau. Tuy nhiên, việc tải dữ liệu lên mây sau đó tải về thường tiêu tốn khá nhiều thời gian. Đặc biệt với những tập tin có dung lượng lớn thì việc chia sẻ trên mây dường như là không khả thi. Nhưng nếu hệ thống các máy tính của bạn đều sử dụng chung một mạng kết nối, bạn có thể chia sẻ dữ liệu trực tiếp thông qua Dropbox bằng tính năng “LAN Sync” của ứng dụng này.
Thủ thuật chia sẻ dữ liệu nhanh nhất trên hệ thống máy tính “liền kề”

Sử dụng Dropbox LAN Sync trên cùng một mạng kết nối, những dữ liệu bên trong hai máy tính có thể chuyển qua lại mà không cần tải lên mây rồi tải về, nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đây chính là ưu điểm đặc biệt của Dropbox mà chưa có ở bất kì dịch vụ lưu trữ đám mây nào. Thậm chí bạn có thể chia sẻ file có dung lượng tới 1 GB qua LAN Sync trong thời gian ngắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ các folder trong Dropbox của mình với những máy tính cùng mạng qua LAN Sync.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng bạn phải có đủ dung lượng trong tài khoản Dropbox khi chia sẻ vì tập tin này sẽ tự động được tải vào tài khoản Dropbox của bạn. Nếu như file cần chia sẻ có dung lượng nhỏ và các máy tính không có kết nối mạng LAN thì Google Drive hay SkyDrive cũng là những sự lựa chọn không tồi.
3. Đồng bộ qua Bittorrent Sync
Về cơ bản, BitTorrent Sync có tác dụng tương tự như Dropbox, SkyDrive, Google Drive, chúng đều có mục đích là đồng bộ dữ liệu giữa 2 hoặc nhiều máy tính với nhau. Tuy nhiên về mặt triển khai thì Bittorrent Sync có nhiều điểm khác biệt so với các dịch vụ lưu trữ đám mây, việc chia sẻ và đồng bộ dữ liệu giữa hai máy được thực hiện thông qua giao thức P2P chứ không lưu trên một máy chủ trung gian. Chính vì vậy Bittorrent Sync không bị giới hạn về số dung lượng dữ liệu chia sẻ và mọi dữ liệu chỉ được lưu trữ trên các thiết bị của bạn nên hoàn toàn do bạn kiểm soát chúng.
Thủ thuật chia sẻ dữ liệu nhanh nhất trên hệ thống máy tính “liền kề”

Nếu bạn cấu hình Bittorrent Sync hoạt động giữa các máy tính trên một mạng nội bộ, nó sẽ không tải bất cứ thứ gì lên internet. Không giống như Windows Homegroup, Bittorrent Sync sẽ tự động đồng bộ hóa các thư mục mà bạn chỉ định, do đó bạn không cần tự sao chép các tập tin qua lại trong thư mục.
Bạn chỉ cần cài đặt Bittorrent Sync trên các máy tính đang cùng làm việc trên cùng một mạng, chọn thư mục muốn chia sẻ, và tạo một khóa an toàn. Sau đó cung cấp “khóa” đó cho các máy tính khác chạy Bittorrent Sync, nhờ vậy các máy tính trong mạng LAN có thể truy cập và sử dụng các tập tin mà bạn chia sẻ trên máy tính của mình. Do hoạt động trong mạng nội bộ nên tính bảo mật của Bittorrent Sync cũng được đánh giá rất cao.
Ngoài 3 phương pháp trên, còn có nhiều cách khác giúp bạn có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Nếu các máy tính này không hoạt động trên cùng một mạng, bạn có thể tạo một mạng ad-hoc không dây hoặc thậm chí kết nối chúng trực tiếp bằng một cáp Ethernet.
Tham khảo: Howtogeek.com

Vì sao Dropbox có thể biết bạn đang chia sẻ dữ liệu vi phạm bản quyền?

GenK.vn) - Dropbox áp dụng các công nghệ tiên tiến để phát hiện ra các file dữ liệu bản quyền mà không cần truy cập vào dữ liệu của bạn.

Dropbox là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến hàng đầu hiện nay, với lượng dữ liệu lưu trữ hàng ngày là vô cùng lớn. Hằng ngày chúng ta đều đưa dữ liệu của mình lên đó, chia sẻ nó với bạn bè hoặc với cả cộng đồng internet.
Vì sao Dropbox có thể biết bạn đang chia sẻ dữ liệu vi phạm bản quyền?

Với các dịch vụ lưu trữ như Dropbox, Google Drive, bạn thường nghĩ rằng mình có thể chia sẻ bất kì thứ gì mình muốn. Thế nhưng hóa ra không phải vậy. Trên thực tế Dropbox có thể biết được rằng bạn đang chia sẻ một file dữ liệu liên quan tới bản quyền (copyrighted content) - mà theo quy định bạn không được phép chia sẻ nó - để rồi ngăn chặn và không cho bạn chia sẻ với người khác nữa. Đây cũng là điều đương nhiên bởi nếu không, chính Dropbox rồi cũng sẽ đi theo con đường của những Rapidshare hay Mega trước kia (bị đóng cửa vì phát tán các nội dung vi phạm bản quyền).
Tuy nhiên, điều có thể khiến bạn ngạc nhiên đó là Dropbox có thể làm điều này mà không cần truy cập vào dữ liệu của bạn (và đây cũng là điều hãng cần phải tránh bởi nếu không họ sẽ bị chính người dùng kiện vì vi phạm quyền riêng tư). Vậy làm cách nào hãng lưu trữ dữ liệu này có thể phát hiện ra các dữ liệu mà người dùng vi phạm.
Hashing
Trong khoa học máy tính hiện nay có một kỹ thuật được gọi là Hashing. 1 hash là một chuỗi dài của các chữ cái và chữ số được tạo ra sau khi đưa 1 dữ liệu nào đó (file) chạy qua 1 hàm băm mật mã (cryptographic hash function). Về cơ bản, hàm này sẽ lấy nội dung của file dữ liệu, áp vào đó một số thuật toán, để rồi cho ra 1 chuỗi hash dài (như kiểu 31d55cf1d40f3cc7e82356b764669b84). Nếu không có bất kì sự va chạm nào trong quá trình đưa file chạy qua hàm băm, thì mỗi file đi qua hàm sẽ tạo ra 1 hash độc nhất của nó. Bởi vậy, hash có thể xem như "vân tay" của file.
Sơ đồ mô tả cách lấy hash của file mà Dropbox áp dụng.
Sơ đồ mô tả cách lấy hash của file mà Dropbox áp dụng.

Khi bạn upload 1 file dữ liệu lên Dropbox, thì trước khi nó được mã hóa, file sẽ được cho chạy qua hàm băm, và hash được tạo ra sẽ được để sang 1 bên. Dropbox có thể sẽ dùng hash này cho các mục đích khác, nhưng ở đây chúng ta chỉ nói tới việc sử dụng nó cho công việc ngăn chặn người dùng vi phạm bản quyền.
Khi Dropbox nhận được một khiếu nại từ những đơn vị nắm giữ bản quyền - như Disney hay Universal Music...,Dropbox sẽ lấy hash của file bị tố cáo đó vào một danh sách. Bất kì khi nào bạn chia sẻ 1 file trên Dropbox, hãng sẽ kiểm tra và đối chiếu hash của file bạn chia sẻ với hash của file mà đơn vị nắm bản quyền khiếu nại lên. Nếu như 2 hash này trùng nhau thì có nghĩa là file bạn chia sẻ nằm trong danh sách vi phạm, và Dropbox sẽ không cho bạn chia sẻ chúng nữa. Kèm theo đó là bạn sẽ nhận được 1 thông báo như hình dưới.
Vì sao Dropbox có thể biết bạn đang chia sẻ dữ liệu vi phạm bản quyền?

Không truy cập vào dữ liệu người dùng
Đó là khẳng định của chính Dropbox. Hãng nhấn mạnh rằng toàn bộ quá trình kiểm tra file này được diễn ra tự động và họ không bao giờ truy cập vào dữ liệu của khách hàng. Họ đơn giản là chỉ cho file đi qua hàm băm để tạo hash rồi khớp nối nó với hash của các dữ liệu bản quyền trong danh sách. Ngoài ra, Dropbox cũng nói rằng việc kiểm tra này chỉ diễn ra khi bạn chia sẻ file, bởi vậy nếu bạn chỉ upload dữ liệu lên Dropbox để phục vụ cho riêng mình, bạn sẽ không bị kiểm tra gì và dữ liệu không bị khóa.
Tất nhiên, có lẽ chỉ Dropbox mới thực sự biết được là họ có làm đúng như cam kết trên hay không. Đó là chưa kể trong các trường hợp khi Chính phủ hay cơ quan tình báo Mỹ yêu cầu truy cập vào server của Dropbox, thì họ sẽ phản ứng ra sao. Một điều đáng chú ý khác cũng cần nói tới là mặc dù Dropbox có mã hóa dữ liệu của bạn, nhưng hãng vẫn giữ lại key mã hóa và có quyền giải mã (decrypt) file của bạn nếu cần (việc mã hóa là để tránh các nhân viên của Dropbox hay những người khác được tự do truy cập vào dữ liệu của bạn mà thôi).
Nói về dữ liệu bản quyền, có lẽ với một công ty hoạt động về lưu trữ trực tuyến như Dropbox, thì nhiều khả năng họ cũng không muốn tìm mọi cách để phát hiện dữ liệu bản quyền của người dùng để rồi khóa dữ liệu đó lại. Bởi điều đó chẳng khác gì họ đang "đuổi khách".
Cách chia sẻ dữ liệu với Dropbox an toàn (không bị xóa file)
Không thể phủ nhận công nghệ tiên tiến của Dropbox trong việc phát hiện file bản quyền, tuy nhiên công nghệ này cũng có nhiều lỗ hổng và người dùng có thể đánh vào các lỗ hổng này để thoải mái chia sẻ dữ liệu mà không lo sợ bị khóa. Ở đây chúng ta sẽ nói tới 2 cách đơn giản nhất để "lách luật" này. 2 cách đó bao gồm: mã hóa file trước khi upload lên Dropbox (bằng công cụ như Boxcryptor); và nén file (bằng phần mềm 7-Zip).
Chia sẻ file bằng Dropbox an toàn với Boxcryptor.

Với phương pháp thứ 2 này thì có 1 khả năng xảy ra là Dropbox sẽ truy cập vào các dữ liệu trong file nén, tuy nhiên bạn có thể tránh điều này bằng cách đặt mật khẩu cho file đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc chia sẻ các dữ liệu bản quyền qua các dịch vụ lưu trữ trực tuyến là điều không nên, bởi có thể Dropbox không truy cập vào dữ liệu của bạn, nhưng các hãng dịch vụ khác thì không "tử tế" như thế.
Tham khảo: Extremetech