Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Cờ vây là loại cờ lâu đời nhất trên thế giới, luật chơi cờ vây thì cực kỳ đơn giản, nhưng để được trở thành cao cờ thì cực khó

* Cờ vây là loại cờ lâu đời nhất trên thế giới, luật chơi cờ vây thì cực kỳ đơn giản, nhưng để được trở thành cao cờ thì cực khó.
Cờ vây
1. Sơ lược về cờ vây



Số lượng người chơi: 2
Độ tuổi: 4+
Thời gian xếp quân: 0 (không cần xếp quân)
Thời gian chơi: 
Chuẩn: 180 phút cho mỗi người
Tuy nhiên ngoài ra có một số giải đấu ko giới hạn thời gian, và ván đáu có thể kéo dài đến 16 tiếng
Sự may rủi: Không có

Kỹ năng: chiến thuật, chiến lược và suy luận
2. Bàn cờ và quân vây



- Chuẩn: Gồm 19 đường dọc và 19 đường ngang. Ngoài ra còn có một số loại nhỏ hơn như: 17x17, 15x15, 11x11, 9x9. Cạnh bàn cờ luôn có số lẻ giao điểm.
- Các điểm được đánh dấu đậm ở các tọa độ 4 4 ở mỗi góc mỗi góc được gọi là các "sao", sao ở giữa được gọi là Thiên Nguyên.
- Người chơi đánh vào các giao điểm của bàn cờ, bàn cờ chuẩn có tất cả 361 giao điểm (361 ngày âm lịch đóa).
- Quân cờ được tạo bằng các hòn đá hoặc nhựa mỏng, dẹt và có đường kính 2.1 cm.
- Trong bàn chuẩn, đen có 181 quân, và trắng 180 quân.

3. Luật chơi
Có những điều luật cơ bản sau
1. Cờ vây là cuộc chơi của 2 người. Ai chiếm được nhiều "đất" hơn, người đó sẽ thắng (luật của Nhật Bản và là chuẩn của Thế Giới).
2. Quân đen luôn đánh trước, nếu trắng chấp đen thì trắng đánh trước. Các thể chấp gồm từ 2 đến 9 quân, các quân được chấp của quân đen là ở các sao.
3. Một người chơi có thể không đánh mà nhường cho đôi thủ kia đánh (vì thấy chẳng còn cơ hội. Khi 2 người chơi lần lượt và liên tiếp nhường nhau thì trận đấu được thỏa thuận kết thúc.
4. Mỗi đám quân đều có số lượng "khí", "khí" là các giao điểm ở cạnh quân cờ. (xem hình), 2 đám quân (các dải quân cùng màu nối liền nhau) của 2 bên đều có thể có những khí chung.






5. Khi bị quân đối phương chẹt hết "khí", quân (đám quân) sẽ được nhấc ra khỏi bàn cờ (hết khí rồi thì bị ngộp thở chứ sao )

Ngoài ra, có một trường hợp chết đặc biệt, được gọi là "chết kỹ thuật" (chết cũng phải có kỹ thuật +_+ ). Khi một đám quân gần như chắc chắn chết mà những ngưoi chủ của nó cũng ko muốn cứu, nó sẽ được nhấc ra khỏi bàn cờ khi trận đấu cờ vua kết thúc

6.Khi tạo được 2 "mắt", đám quân sống vĩnh viễn. Trong hình vẽ, hai khí nhỏ trong đám quân trắng chính là 2 mắt.







Ngoài ra, cũng cần lưu ý có những trường hợp mắt là mắt giả, có thể phá mắt và bắt đối thủ.
7. Thế cờ tranh chấp (KO)


Giống như một dạng thế cờ 2 bên ăn liên tục, và việc ăn có vẻ như ko bao giờ chấm dứt, vì vậy, có một luật xác định là khi một bên ăn con đối phương trong thế KO, thì dối phương ko được ăn ngay mà phải chờ 1 nước.
8. Kết thúc ván cờ, 2 người chơi lần lượt xếp các quân chết (gọi là các "tù binh") vào phần đất tương ứng (tù binh bên đen vào đát cảu bên đen, tù binh bên trắng vào đất bên trắng). Rồi đếm đất. Ai có nhiều đất hơn người đó sẽ thắng (luật của Nhật Bản và là chuẩn của Thế Giới). Ở thể chơi ở bàn chuẩn 19x19, nếu không chơi chấp gì, thì đến cuối ván bên trắng được công thêm 5,5 điểm.

Trên đây là luật cờ vây, ngoài ra, người ta thường chia 1 ván cờ thành 3 giai đoạn.
Khai cuộc (fuseki)
Các bên mở đường tạo đất, chiếm dần góc, mà phần lớn thường đánh vào mấy sao.
Trung bàn chiến
sau khi có bố cục đất của mình, hai bên bắt đầu tiến đánh liên tục êể bắt quân hoặc giành đất, hay là tạo mắt bên trong đất đối phương, các thế "chẹt quân" (đánh sao cho đối phương chỉ còn một khí duy nhất). Hầu hết, tất cả các tinh túy của người chơi cờ đều ở đây, kỹ năng dự đoán, và chiên thuật là quan trọng nhất.
Tàn cuộc (yose)
Sau khi qua trung cuộc, các vùng lãnh thổ của cả hai đấu thủ tạm thời xác định, ít có khả năng tạo ra những thay đổi lớn về tương quan thế lực của 2 bên, việc hoàn chỉnh lãnh thổ chỉ còn là những việc nhỏ chi tiết, đó chính là giai đoạn tàn cuộc của ván cờ.
(Nguồn: Híc không nhó ở đâu, tác giả có qua thì comment để ta sửa)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét